Xây dựng quy chế xác định mức lãi suất cho vay phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình sử dụng vốn và một số giải pháp hỗ trợ phát triển nông nghiệp (Trang 47 - 48)

III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN TÂN YÊN

3.2.3.Xây dựng quy chế xác định mức lãi suất cho vay phù hợp

Lãi suất tín dụng là thu nhập đối với tổ chức tín dụng và là chi phí vốn vay đối với người đi vay. Vì vậy, đây là điều hết sức quan trọng đối với cả Ngân hàng và khách hàng. Nếu ngân hàng cho vay với lãi suất quá cao thì khách hàng không vay vì điều này làm tăng chi phí của họ, nếu Ngân hàng cho vay với lãi suất thấp thì thu nhập của Ngân hàng bị giảm xuống, nếu thấp quá có thể phá sản vì không đủ bù đắp chi phí. Lợi ích từ tín dụng của hai bên là khác nhau nên việc dung hoà cho cả người đi vay và người cho vay là hết sức quan trọng. Mặc dù hiện nay cơ chế lãi suất đã thông thoáng hơn, khách hàng và Ngân hàng có thể thỏa thuận với nhau về mức lãi suất, nhưng bên cạnh đó nó còn phụ thuộc của rất nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới, tài chính trong nước và NHNo&PTNT Việt Nam, hơn nữa đại bộ phận khách hàng của NHNo & PTNT là những hộ vay sản xuất nông nghiệp. Do đó để đảm bảo cơ chế lãi suất linh hoạt, nhạy bén cần tiến hành các hoạt động:

- Phân loại nhóm khách hàng: Khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, khách hàng có quan hệ lịch sử xấu, khách hàng có quan hệ tín dụng mới,... Để từ đó có thể làm căn cứ xây dựng khung lãi suất các nhóm cho hợp lý.

- Căn cứ vào thời gian vay để xác định lãi suất cho vay: tín dụng có thời gian dài phải có mức lãi suất cao hơn tín dụng có thời gian ngắn.

- Căn cứ xác định thời hạn cho vay: Ngân hàng cho vay và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

- Lãi suất cho vay phải được cấu thành bởi các yếu tố: Chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, chí phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thanh khoản, chi phí vốn chủ sở hữu.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Nếu hộ vay vốn sử dụng vốn vào việc phát triển những mặt hàng chủ đạo của huyện như phát triển trồng rừng phủ xanh đồi trọc, phát triển diện tích trồng vải thiều hoặc phát triển đàn lợn siêu nạc,…chính những điều này cũng cần được quan tâm và xem xét bởi nó góp phần tạo ra được thế mạnh riêng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình sử dụng vốn và một số giải pháp hỗ trợ phát triển nông nghiệp (Trang 47 - 48)