- Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
- Kể tên một số cây đợc mọc ra từ một số bộ phận của cây mẹ. - Thực hành trông cây bằng một số bộ phận của cây mẹ.
- Giáo dục HS ham học bộ môn.
II.
Chuẩn bị :
- Chuẩn bị theo nhóm: Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng, hành tỏi.
- Một thùng giấy to để đựng đất.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p)
+ Nêu điều kiện cần để hạt có thể nảy mầm. + Kể tên một số loại cây có thể mọc lên từ hạt.
Hoạt động 2:Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3:Quan sát (18p)
- Làm việc theo nhóm: nhóm trởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp quan sát hình vẽ trong SGK, vừa quan sát vật thật:
+ Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): Ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, của gừng, hành, tỏi.
+ Chỉ và từng hình trong hình 1 và nói về cách trồng mía.
- làm việc cả lớp: Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- Các nhóm khác bổ sung.
Đáp án:
+ Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía.
+ Ngời ta trồng mía bằng cáh đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, chấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía.
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. + Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. + Trên phía đầu của củ hành hoặc của tỏi có chồi mọc nhô lên.
+ Đối với lá bỏng, chồi đợc mọc ra từ mép lá.
Kết luận: ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 4:Thực hành (17p)
- Tổ chức cho các nhóm thực hành trồng cây vào thùng đất đã chuẩn bị. - Cho các nhóm tham quan lẫn nhau, nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò (2p) - Hệ thống bài.
- Dặn HS về thực hành trồng cây bằng thân cành. - Chuẩn bị bài sau
Sự sinh sản của động vật I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: Vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ phấn, sự phát triển của hợp tử.
- Kể tên một số động vật để trứng, đẻ con. - Giáo dục HS ham học bộ môn.
II.
Chuẩn bị :
- Hình 112, 113 SGK
- Su tầm tranh ảnh những động vật để trứng và những động vật đẻ con.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p)
+ Kể tên một số cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. + Nêu cách trồng mía.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Thảo luận (15p)
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết SGK và thảo luận các câu hỏi sau: + Đa số động vật đợc chia thành mấy giống? Đó là những giống nào? + Tinh trùng hoặc trứng của động vật đợc sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Hiện tợng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? + Nêu kết quả sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì? - Yêu cầu một số HS trình bày trớc lớp.
Kết luận:
- Đa số động vật đợc chia thành hai giống: Giống đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Hiện tợng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. - Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ.
Hoạt động 4: Quan sát (12p)
- Làm việc theo cặp: 2 HS cùng quan sát hình 112, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào đợc nở ra từ trứng, con nào vừa đợc đẻ ra đã thành con.
- Gọi một số HS trình bày.
Đáp án:
+ Các con vật đợc nở ra từ trứng: Sâu, thạch sung, gà, nòng nọc. + Các con vật vừa đợc đẻ ra đã thành con: voi, chó.
Kết luận: Những loài vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: Có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.
Hoạt động 5: Trò chơi –Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con–(8p)
- Chia lớp thành 4 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết đợc nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con thì nhóm đó thắng cuộc.