0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Ba bớc luyện viết

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ANH (Trang 34 -35 )

a) Trớc khi viết (Pre-writing)

• Giới thiệu bài viết mẫu (phần a).

• Yêu cầu học sinh đọc kĩ để tìm hiểu cấu trúc của bài viết (lu ý cách diễn đạt ngôn ngữ trong văn bản viết).

• GV cần làm rõ nghĩa từ mới và mẫu câu.

b) Trong khi viết (While-writing)

• GV nêu yêu cầu bài viết (phần b) và có thể cho gợi ý.

• HS thảo luận theo cặp hoặc nhóm, sau đó cá nhân HS tự viết. • HS cần bám sát bài viết mẫu, các gợi ý để viết theo yêu cầu.

• GV gọi vài HS (đại diện nhóm) trình bày bài viết trớc lớp (có thể dùng OHP).

• GV sửa lỗi và đa ra đáp án gợi ý.

c) Sau khi viết (Post-writing)

• HS có thể trình bày lại bài viết (dới dạng nói).

• GV có thể yêu cầu HS viết một bài theo tình huống gợi ý tơng tự (bài viết mới liên hệ thực tế, mang tính sáng tạo và tự do hơn).

Nói tóm lại, các bài luyện viết thờng bắt đầu bằng một bài mẫu ở mục a). Thông qua hoạt động đọc hiểu, học sinh nắm bắt cách trình bày viết một bài viết theo mục đích hay yêu cầu nhất định. Phần b) sẽ là phần học sinh thực

hiện các bài tập viết theo yêu cầu đề ra, có hớng dẫn, hoặc có gợi ý; sau đó là bài viết mở rộng mang tính sáng tạo và tự do hơn.

- Để thực hiện bài này, giáo viên cần làm tốt phần hớng dẫn mẫu qua các bài tập đọc và phát hiện, sau đó giải thích yêu cầu bài viết.

- Cần làm rõ tình huống và yêu cầu bài viết. Nên cho các gợi ý nếu cần. Để làm tốt phần gợi ý, nên khai thác sự đóng góp ý kiến của cả lớp hay nhóm tr- ớc khi học sinh làm việc cá nhân.

- Nhìn chung, để tiết kiệm thời gian trên lớp, các bài tập viết sau khi đã hớng dẫn, đều có thể dành làm bài tập về nhà và chữa tại lớp.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ANH (Trang 34 -35 )

×