Thực trạng về huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại HDBank Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 30 - 33)

3. Lợi nhuận trước thuế

2.3. Thực trạng về huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại HDBank Hoàn Kiếm

Kiếm

Bảng 6: Bảng tổng hợp huy động vốn từ khách hàng cá nhân của HDBank Hoàn Kiếm qua năm 2011, 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng

trưởng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng huy động vốn từ khách hàng cá nhân 693 1335 192,6

Phân theo loại tiền

VND USD EUR 457,4 210 25,6 66 30,3 3,7 934,5 350 50,5 70 26,2 3,8 204,3 166,7 197,3 Phân theo tính chất nguồn vốn Tiết kiệm Chứng chỉ tiền gửi 630,7 62,3 91 9 1148 187 86 14

Phân theo thời gian Không kì hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn 56,2 381,2 255,6 8,1 55 36,8 173,5 753 408,5 12,9 56,4 30,6

(Nguồn: Bảng tổng hợp cuối năm 2011, 2012 của HDBank Hoàn Kiếm)

Từ thực trạng trên, ta đánh giá được các chỉ tiêu như sau:

- Tốc độ tăng của huy động vốn từ khách hàng cá nhân là 192,6%. Đó là một con số khả quan, đánh giá mức tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng cá nhân là đáng kể.

- Ngoài ra, nhìn vào các tỷ trọng phân theo hình thức huy động vốn từ khách hàng cá nhân cũng có những thay đổi đáng kể: nguồn tiền VND đã tăng hơn so với các ngoại tệ, đồng thời thì nguồn vốn ngắn hạn là phần lớn, quy mô về tính chất nguồn vốn có tăng sang phần chứng chỉ tiền gửi.

Một số ví dụ thực tế về huy động vốn qua khách hàng cá nhân tại HDBank Hoàn Kiếm

Ví dụ 1

Khách hàng Nguyễn Văn Sơn đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm kì hạn 3 tháng lĩnh lãi cuối kì, khách hàng viết và nộp giấy nộp tiền. Bảng kê các khoản tiền nộp đủ 100.000.000 VND và khách hàng nộp CMTND. Giao dịch viên kiểm tra các yếu tố khớp đúng thì thu nhận và kiểm đếm tiền (các loại mệnh giá khớp với bảng kê các loại tiền nộp), đóng dấu “Đã thu tiền”. Sau đó lập sổ tiết kiệm 3 tháng, số tiền 100.000.000 VND, lấy đủ chữ kí có liên quan trên sổ và phiếu lưu, nhập thông tin vào máy, chương trình sẽ hạch toán:

Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại quỹ : 100.000.000 VND

Có TK 4232 – Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn (TK nhóm tiết kiệm kì hạn 3 tháng – chi tiết: Tiền gửi ông Nguyễn Văn Sơn) : 100.000.000 VND

Giao cho khách hàng sổ tiết kiệm và CMTND.

Khách hàng Nguyễn Văn Sơn sẽ được thực hiện thanh toán số tiền gốc và lãi khi sổ tiết kiệm đến hạn (3 tháng). Ngân hàng tính lãi tiết kiệm có kì hạn theo công thức:

Số lãi phải trả = Số dư tiền gửi x Lãi suất/tháng x Kì hạn Trong trường hợp này, số lãi phải trả là 1.875.000 VND

Giao dịch viên tiến hành hạch toán số tiền lãi sẽ phải trả cho khách hàng (lãi phải trả) khi đến ngày tất toán, nhập thông tin vào máy, chương trình sẽ hạch toán:

Nợ TK 801 – Trả lãi tiền gửi : 1.875.000 VND Có TK 1011 – Tiền mặt tại quỹ : 1.875.000 VND

Qua nghiệp vụ kế toán tiết kiệm trên, đã huy động được nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 3 tháng là 100.000.000 VND.

Ví dụ 2

Khách hàng Trần Thị Lan đến ngân hàng mở sổ tiết kiệm 3 tháng lĩnh lãi trước, số tiền 100.000.000 VND. Bảng kê các khoản tiền nộp đủ 100.000.000 VND và khách hàng nộp CMTND. Giao dịch viên kiểm tra các yếu tố khớp đúng thì thu nhận và kiểm đếm tiền (các loại mệnh giá khớp với bảng kê các loại tiền nộp), đóng dấu “Đã thu tiền”. Sau đó lập sổ tiết kiệm 3 tháng, số tiền 100.000.000 VND, lấy đủ chữ kí có liên quan trên sổ và phiếu lưu, nhập thông tin vào máy, chương trình sẽ hạch toán:

Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại quỹ : 98.125.000 VND Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ : 1.875.000 VND

Có TK 4232 – Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn (TK nhóm tiết kiệm kì hạn 3 tháng – chi tiết: Tiền gửi bà Trần Thị Lan) : 100.000.000 VND

Giao cho khách hàng sổ tiết kiệm và CMTND. - Khi chi trả lãi, chương trình sẽ hạch toán:

Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ : 1.875.000 VND Có TK 1011 – Tiền mặt tại quỹ : 1.875.000 VND - Hàng kì ngân hàng phân bổ vào chi phí trả lãi:

Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ : 625.000 VND  Ví dụ 3

Bà Hoàng Thị Ba gửi 100.000.000 VND tiết kiệm 3 tháng, mặt khác bà đề nghị NH nhập số lãi 1.875.000 VND vào sổ tiết kiệm kì hạn 12 tháng của con trai bà là Nguyễn Văn Bảy. Bảng kê các khoản tiền nộp đủ 100.000.000 VND và khách hàng nộp CMTND. Giao dịch viên kiểm tra các yếu tố khớp đúng thì thu nhận và kiểm đếm tiền (các loại mệnh giá khớp với bảng kê các loại tiền nộp), đóng dấu “Đã thu tiền”. Sau đó lập sổ tiết kiệm 3 tháng, số tiền 100.000.000 VND, lấy đủ chữ kí có liên quan trên sổ và phiếu lưu, nhập thông tin vào máy, chương trình sẽ hạch toán:

Nợ TK 1011 – Tiền mặt tại quỹ : 100.000.000 VND

Có TK 4232 – Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn (TK nhóm tiết kiệm kì hạn 3 tháng – chi tiết: Tiền gửi ông Nguyễn Văn Sơn) : 100.000.000 VND

GDV yêu cầu bà Hoàng Thị Ba đưa sổ tiết kiệm và CMTND của anh Nguyễn Văn Bảy, lấy đủ chữ kí có liên quan trên sổ và phiếu lưu, nhập thông tin vào máy, chương trình sẽ hạch toán :

Nợ TK 4193 – Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng VND : 1.875.000 VND

Có TK 4232 – Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn (TK nhóm tiết kiệm kì hạn 12 tháng – chi tiết: Tiền gửi anh Nguyễn Văn Bảy) : 1.875.000 VND

Giao cho bà Hoàng Thị Ba sổ tiết kiệm và CMTND của cả 2 người.

Qua nghiệp vụ kế toán tiết kiệm trên, đã huy động được nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 3 tháng là 100.000.000 VND, nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm kì hạn 12 tháng là 1.875.000 VND.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w