Tổ chức các hoạt động marketing

Một phần của tài liệu tổng quan về sự phát triển của lý thuyết và thực tiễn marketing (Trang 28 - 29)

Công ty phải thiết kế tổ chức marketing để có thể thực hiện tốt nhất chiến lược marketing và các kế hoạch marketing. Nếu công ty nhỏ, một người có thể đảm nhận tất cả các khâu từ nghiên cứu, bán hàng, quảng cáo, dịch vụ khách hàng và những công việc amrketing khác. Khi công ty phát triển rộng ra, bộ phận marketing sẽ xuất hiện đảm nhận việc việc hoạch định và thực hiện các hoạt động marketing. Trong các công ty lớn, bộ phận này có thể bao gồm nhiều chuyên gia, như chuyên gia quản trị sản phẩm, thị trường, bán hàng, nghiên cứu thị trường, quảng cáo và nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác.

Các bộ phận marketing hiện đại có thể được sắp xếp theo nhiều cách. Hình thức chung nhất của tổ chức marketing là tổ chức theo chức năng, trong đó các hoạt động marketing khác nhau được quản lý bởi một nhà quản trị chuyên gia về chức năng đó ví dụ như một nhà quản trị bán hàng, một nhà quản trị quảng cáo, nhà quản trị phụ trách mảng nghiên cứu marketing, nhà quản trị phục trách dịch vụ khách hàng hoặc nhà quản trị sản phẩm mới.

Một công ty kinh doanh trên thị trường toàn cầu thường sử dụng cơ cấu tổ chức theo địa

lý theo đó các nhân viên bán hàng và marketing được phân bổ theo các quốc gia, các vùng địa lý

cụ thể. Tổ chức theo địa lý cho phép nhân viên thực hiện trên phạm vi địa lý của mình, tìm hiểu tốt nhất khách hàng trên địa bàn và làm việc với chi phí đi lại tối ưu về cả thời gian lẫn tiền bạc.

Công ty với nhiều sản phẩm hoặc nhãn hiệu rất khác nhau thường tạo ra một tổ chức

quản trị theo sản phẩm. Sử dụng cách tiếp cận này, một nhà quản trị sản phẩm phát triển và

thực hiện một chiến lược và chương trình marketing hoàn chỉnh cho sản phẩm hoặc nhãn hiệu cụ thể. Việc quản trị sản phẩm trước hết xuất hiện ở P&G vào năm 1929. Một mặt hàng mới là nhãn hiệu Camay thành công trên thịt trường và một nhà quản trị điều hành trẻ của P&G được cử để

dành toàn tâm sức vào việc phát triển và cổ động sản phẩm này. Nhà quản trị này đã thành công và công ty nhanh chóng gia tăng các nhà quản trị sản phẩm. Từ đó, nhiều công ty, đặc biệt là các kinh doanh sản phẩm tiêu dùng đã thiết lập tổ chức quản trị theo sản phẩm. Tuy nhiên,những thay đổi gần đây trong môi trường marketing khiến nhiều công ty nghĩ lại vai trò của các nhà quản trị sản phẩm. Nhiều công ty nhận ra rằng môi trường marketing ngày nay ít chú trọng vào nhãn hiệu và tập trung nhiều hơn vào khách hàng. Họ đang chuyển sang việc quản trị giá trị khách hàng, bỏ quan điểm chỉ quản trị tính sinh lợi của sản phẩm sang quản trị tính sinh lợi theo khách hàng.

Đối với các công ty bán một dòng sản phẩm đến nhiều loại thị trường và khách hàng khác nhau có những nhu cầu và sở thích khác nhau, tổ chức quản trị khách hàng hoặc thị trường có thể sẽ tốt hơn. Tổ chức quản trị theo thị trường cũng tương tự như tổ chức quản trị theo sản phẩm. Các nhà quản trị thị trường có trách nhiệm trong việc phát triển chiến lược marketing và kế hoạch cho thị trường hoặc khách hàng cụ thể của mình. Lợi thế chủ yếu của hệ thống này là công ty được tổ chức xung quanh nhu cầu của các phân đoạn khách hàng cụ thể.

Các công ty lớn sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau và kinh doanh trên nhiều vùng địa lý khác nhau với các thị trường khách hàng khác nhau thường sử dụng kết hợp các cách thức tổ

chức theo chức năng, địa lý, sản phẩm và thị trường. Điều này đảm bảo rằng mỗi chức năng,

sản phẩm và thị trường tiếp nhận sự quan tâm, chú ý của công tác quản trị đối với phạm vi mình. Tuy nhiên, nó cũng có thể chi phí khá đắt và giảm sự linh hoạt của tổ chức. Tuy vậy các lợi ích của việc chuyên môn hóa về mặt tổ chức thường bù đắp được các hạn chế.

Một phần của tài liệu tổng quan về sự phát triển của lý thuyết và thực tiễn marketing (Trang 28 - 29)