Vai trò của nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn phát huy nhân tố con người trong quá trình cnh, hđh nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay (Trang 25 - 37)

nghiệp, nông thôn Việt Nam

Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực

Trong bất cứ thời đại lịch sử nào cái quyết định sự phát triển sản xuất - nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội và là cơ sở của sự tiến bộ lịch sử - không phải là nhân tố nào khác mà là hoạt động của nhân tố con người. Đương nhiên, hoạt động của con người là do nhu cầu của con người quyết định.

Thực tiễn lịch sử loài người đã và đang ngày càng chứng minh rằng, "coi trọng nhân tố con người" và "phát triển nguồn lực con người" là bí quyết thành công của mỗi quốc gia, dân tộc - ưu thế của sự phát triển bền vững.

Ngày nay, với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khoa học ngày càng "trở thành LLSX trực tiếp" - đúng như dự đoán của Mác. Một bước ngoặt mới về chất của nền sản xuất xã hội đã mở ra, mà trong đó đặc biệt hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu cấu thành sản phẩm. Do xu thế mới của thời đại mở ra - xu thế chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế trí tuệ. Con người càng

trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất xã hội, nguồn lực vô tận không bao giờ cạn kiệt.

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH chúng ta càng nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của nhân tố con người. Đảng ta xác định: "nhân tố con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của mọi quốc gia" [9, tr. 5].

Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn - một bộ phận gắn liền với CNH, HĐH đất nước - diễn ra trong những điều kiện thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen, tác động lẫn nhau. Để tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục những khó khăn và nguy cơ, để có thể "đi tắt, đón đầu" thực hiện mục tiêu CNH, HĐH tùy thuộc trước hết vào chất lượng nhân tố con người.

Vai trò của nhân tố con người được biểu hiện tập trung ở vai trò nguồn lực con người, nhưng nó có ý nghĩa rộng hơn, bao gồm những mục tiêu, động lực, phẩm chất và năng lực của con người. Vì vậy, vai trò nhân tố con người còn được xem xét ở vai trò của nhân tố tinh thần, tư tưởng mà sự giải phóng tinh thần và ý thức xã hội là một xung lực to lớn, một trong những động lực căn bản của sự phát triển xã hội" [3, tr. 128].

Khi nói đến vai trò của nhân tố con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, phải đặt nó trong mối quan hệ với các nhân tố khác như: nhân tố tự nhiên (tài nguyên), nhân tố kỹ thuật, kinh tế, quốc tế... Nhưng nhân tố con người vẫn là nguồn lực quyết định nhất - nguồn lực của mọi nguồn lực và không bao giờ cạn kiệt.

Nhân tố tài nguyên thiên nhiên là cái sẵn có, có hạn, được con người khai thác

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên, tài nguyên thiên nhiên dù có phong phú đến mức nào đó mà không được con người khai thác một cách hợp lý sẽ làm cho nó chóng cạn kiệt và mặt khác, những hậu quả khôn lường của nó nguy hiểm đến sự tồn sinh của con người. Bởi vậy, tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành một nhân tố cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững khi và chỉ khi biết phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của nhân tố con người nhằm khai thác nó một cách có hiệu quả nhất, bảo vệ tốt nhất môi trường tự nhiên trong lành vì sự sống của con người. Do đó,

yêu cầu cấp thiết của quá trình CNH, HĐH là phải phát huy vai trò nhân tố con người nhằm bảo vệ và từng bước khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học vì tương lai lâu dài của đất nước và của cả nhân loại.

Về nhân tố kỹ thuật được hiểu là:

Toàn bộ công cụ lao động và các tư liệu lao động khác mà xã hội dùng để khai thác và chế biến sản phẩm tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình; một trong những bộ phận cấu thành của LLSX xã hội... Sự phát triển của kỹ thuật liên hệ trực tiếp với sự phát triển của khoa học tự nhiên và phụ thuộc lẫn nhau... [30, tr. 296].

Nhân tố kỹ thuật, đặc biệt là máy móc hiện đại đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội khi được kết hợp với sức lao động của con người. Công cụ lao động như Ăngghen nói là "khí quan của bộ óc", là sức mạnh trí tuệ con người. Bởi vậy, khi công cụ lao động đạt tới trình độ tin học hóa, được tự động hóa... thì vai trò "khí quan vật chất" của nó trở nên kỳ diệu. Nhưng trong điều kiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nhân tố kỹ thuật còn là phương tiện hữu hiệu để thực hiện sự tha hóa bản chất con người. Chỉ khi hoàn toàn xóa bỏ chế độ tư hữu thì nhân tố kỹ thuật mới thực sự trở thành duy nhất chỉ là phương tiện cho con người trở về với bản chất đích thực của con người với tư cách là con người xã hội.

Thực tế hiện nay, những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại trước khi đem lại khả năng to lớn cho các nước chậm phát triển vượt lên thì nó còn phải làm nốt công việc giúp cho giai cấp tư sản quyền thống trị đối với các nước nhỏ yếu. Đối với Việt Nam, từ một nền kinh tế thấp kém đi lên CNXH cũng không nằm ngoài sự chi phối đó. Những thuận lợi và khó khăn, nguy cơ và thời cơ đang đặt ra trong việc phát huy vai trò nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH.

Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhân tố kỹ thuật là sự vật chất hóa những thành tựu của tri thức nhân loại đóng vai trò to lớn hơn bao giờ hết để lao động sống đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Cho nên, nó là phương tiện để phát huy có hiệu quả nhất vai trò nhân tố con người trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố kỹ thuật chỉ là phương tiện, khả năng sử dụng nó là do con người, do trình độ hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của họ quyết định. Do đó, để thực hiện CNH, HĐH thành công trước hết phải chăm lo bồi dưỡng nguồn lực con người. Ngay cả khi có vốn (tài chính) lớn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cũng chỉ được phát huy sức mạnh khi con người biết sử dụng có mục đích, đúng mục đích và có hiệu quả.

- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền sản xuất và đời sống xã hội là một tất yếu đang diễn ra cuốn hút tất cả các nước vào quá trình hội nhập quốc tế. Đây là cơ hội lớn để chúng ta đẩy mạnh CNH, HĐH. Nhưng, sự tác động của toàn cầu hóa đến quá trình CNH, HĐH phải thông qua con người, phụ thuộc vào việc con người tiếp thu vận dụng được hay không những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phụ thuộc vào khả năng giữ vững định hướng XHCN hay không. Bởi lẽ, những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa cũng đem lại cho chủ nghĩa tư bản hiện đại nhiều phương tiện tối tân hơn và điều kiện dễ dàng hơn để bắt tất cả các nước phải hàng phục nó, phải trở thành tư sản. Do đó, cái có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững vẫn phải là bồi dưỡng, phát triển nhân tố con người cả về trí tuệ, năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng.

Từ sự phân tích trên cho thấy tất cả các nhân tố của quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì nhân tố con người là trung tâm, là đóng vai trò quyết định.

Phát huy nhân tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội

Nhân tố con người là động lực thúc đẩy các quá trình kinh tế - xã hội, mà kết quả cuối cùng đạt được là đem lại điều kiện thực tế cho việc giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa, đưa "con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do". Theo Mác, đó cũng chính là quá trình mà nhân loại tự tạo ra những điều kiện, những khả năng do chính mình đem lại sự phát triển toàn diện, tự do và hài hòa cho mỗi cá nhân con người trong cộng đồng xã hội. Chỉ khi xã hội loài người đạt đến một trình độ

phát triển cao về LLSX thì khi đó "sự phát triển độc đáo và tự do của cá nhân" mới "không còn là lời nói suông".

Xuất phát từ bản chất của CNXH, phát huy nhân tố con người, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hoạt động của nhân tố con người là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy, trước hết cần xác định nguồn gốc, động lực của sự phát triển là thế nào ? Theo quan điểm Mác xít:

Thứ nhất: Mâu thuần là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của

mọi sự vật, hiện tượng kể cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Thứ hai: Quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng nào, mức độ nhanh hay chậm là tùy thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn của sự vật hiện tượng đó. Nhấn mạnh động lực của sự phát triển, Lênin viết: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập" [19, tr. 379].

Từ tiền đề lý luận đó, có thể nói rằng khái niệm động lực của sự phát triển bao hàm cả nguồn gốc của sự phát triển (cái gì gây nên sự phát triển) của sự vật hiện tượng. Mặt khác, động lực của sự vận động, phát triển còn nói lên vai trò, vị trí của các mặt, yếu tố, các mối liên hệ trong sự tác động qua lại lẫn nhau, bài trừ phủ định lẫn nhau, thúc đẩy nhanh tốc độ vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng đó.

Vận dụng vào lĩnh vực của đời sống xã hội cụ thể ở đây là hiểu thế nào về quan điểm "con người là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội".

Nói đến con người, không phải là những con người chung chung, trừu tượng phi lịch sử mà là những cá nhân hiện thực cảm tính đang sống và hoạt động trong những quan hệ xã hội do họ sáng tạo ra, mà trước hết là hoạt động sản xuất vật chất.

Chính trong lao động sản xuất, con người có quan hệ với giới tự nhiên thì giữa người với người phải có những quan hệ tất yếu khách quan nhất định. Đó là những quan hệ trước hết trong sản xuất, trao đổi, tiêu dùng. Những quan hệ này là cơ sở của toàn bộ

các quan hệ xã hội khác và tạo thành xã hội. Đến lượt nó - tổng hòa của các quan hệ xã hội - lại trở thành cái quy định tính tích cực, năng động, sáng tạo của hoạt động con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội cụ thể nhất định mà tính tích cực, năng động, sáng tạo của hoạt động của con người bị kìm hãm hay thúc đẩy. Cho nên, hoạt động của con người là hoạt động được lý giải được nhận thức, hoạt động có mục đích định sẵn cũng không có nghĩa hoạt động đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà xét đến cùng là do quan hệ kinh tế quyết định (không phải là duy nhất).

Thông qua các mối quan hệ xã hội gắn với phương thức sản xuất nhất định mà trong đó người ta sống và hoạt động mới biết được vai trò, địa vị của họ, cũng như sứ mệnh lịch sử của các giai cấp, tập đoàn xã hội có còn giữ vai trò tiên phong thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội hay đang là một trở lực của quá trình đó. Cũng chính vì vậy mà lần đầu tiên trong lịch sử, chủ nghĩa Mác đã phát hiện ra quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, khẳng định sức mạnh to lớn của tính cộng đồng, tính tập thể của con người với tư cách là chủ thể của lịch sử. Quần chúng nhân dân là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong lịch sử, mỗi khi lợi ích của quần chúng bị đe dọa, bị tước đoạt thì sớm hay muộn họ cũng đứng lên đấu tranh chống lại sự tước đoạt đó, và được kết thúc bằng một cuộc cách mạng xã hội lật đổ mọi ách thống trị, thúc đẩy sự tiến bộ vượt bậc của xã hội.

Do vậy, chỉ thông qua các mối quan hệ xã hội gắn với phương thức sản xuất nhất định mới biết được yếu tố nào, mối liên hệ nào gây nên, kích thích, thúc đẩy hoạt động của nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó mới có thể tạo điều kiện khách quan nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò nhân tố con người (nhân tố chủ quan) với tư cách là chủ thể của mọi sáng tạo các giá trị xã hội. Đặc biệt là phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng XHCN. Điều đó cũng xuất phát từ quy luật và bản chất tốt đẹp của CNXH, con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của các quá trình kinh tế - xã hội, tất cả từ con người, do con người và vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân.

Khi xem xét con người là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội thì không thể tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội trong đó họ thực hiện hoạt động cải biến các quá trình kinh tế - xã hội, mà phải xem xét con người như một nhân tố trung tâm của quá trình đó. Trước hết phải xem xét con người trong hai mặt của mối "quan hệ song trùng" thống nhất biện chứng với nhau, đó là mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX.

Thứ nhất: Trong quan hệ với giới tự nhiên con người biểu hiện ra như một nhân

tố trong mối liên hệ, quan hệ biện chứng chặt chẽ với tư liệu sản xuất tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đó là LLSX. Sự tác động qua lại giữa các nhân tố trong chỉnh thể thống nhất đó là biểu hiện của mâu thuẫn biện chứng giữa nhân tố chủ quan (nhân tố con người) với nhân tố khách quan (nhân tố vật chất sản xuất). Đặc biệt trong quá trình đó vai trò nhân tố chủ quan ngày càng được nâng cao "Sự vận động đó, đối với chúng ra ít ra cũng là vô tận - vô tận đi lên trong sự nối tiếp của các thế hệ". Điều này thể hiện ở quá trình hoạt động sản xuất của con người không ngừng tạo ra những công cụ lao động mới ngày càng tinh xảo hơn, hiện đại hơn, trở thành phương tiện nâng cao sức sản xuất của họ. Đồng thời sự hiểu biết, trí thông minh, kinh nghiệm sản xuất... của con người cũng được phát triển nâng cao. Nói cách khác, thông qua hoạt động sản xuất mà con người ngày càng phát hiện ra những quy luật của giới tự nhiên và vận dụng nó một cách có hiệu quả hơn. Do đó, quá trình giải quyết mâu thuẫn trên đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của LLSX và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi, phát triển mọi mặt

Một phần của tài liệu luận văn phát huy nhân tố con người trong quá trình cnh, hđh nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay (Trang 25 - 37)