0
Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 TRỌN BỘ (Trang 92 -115 )

II/ Vận dụng : 1. C.

tổng hợp các kiến thức.

- Chỉ định HS đọc từng câu hỏi và gọi HS khác trả lời. - Sau mỗi câu gọi HS nhận xét và GV góp ý thành câu trả lời hoàn chỉnh.

- Lưu ý : Đối với các câu 2,3,4,5 GV nên chuẩn bị hình to 30.1 ; 30.2 ; 30.3 bằng bảng phụ để HS chú ý hơn. - Nhắc lại : mạch điện kín gồm các vật dẫn mắc liên tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện.

* Hoạt động 3 : Trò chơ ô chữ.

- Treo bảng phụ vẽ bảng trò chơ ô chữ (phụ lục cuối bài soạn).

- Lần lượt đọc nội dung của từng câu theo hàng ngang như sau : Theo hàng ngang : - Đọc câu hỏi và trả lời theo chỉ định của GV. - Các HS khác đóng góp ý kiến. - Ghi câu trả lời đúng vào vở. - Theo dõi từng câu trả lời và trả lời từng hàng ngang. 2. a/ Ghi dấu (-) cho B. b/ Ghi dấu (-) cho A. c/ Ghi dấu (+) cho B. d/ Ghi dấu (+) cho A. 3. Mãnh nilông bị nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn. Miếng len bị mất bớt êlectrôn (dịch chuyển từ miếng len sang mãnh nilôn) nên thiếu êlectrôn nhiễm điện dương.

4. Sơ đồ c) có mũi tên chỉ đúng chiều qui ước của dòng điện. 5. Thí nghiện c) tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng. III/ Trò chơ ô chữ Hàng ngang :

1. Một trong hai cực của pin. 2. Tính chất điện của nguyên tử lúc bình thường. 3. Vật cho dòng điện đi qua. 4. Một tác dụng của dòng điện. 5. Lực tác dụng giữa hai điện tích cùng loại. 6. Một tác dụng của dòng điện. 7. Dụng cụ cung cấp dòng điện lâu dài.

8. Tên khác của êlectrôn (theo tiếng Việt ).

Lưu ý : có thể tổ chức cho lớp chơi như trong chương trình truyền hình "Đường lên đỉnh Olympia". Tùy điều kiện GV có thể tổ chức bằng cách khác làm thế nào tạo được sự hứng thú của HS.

* Hoạt động 4 : Hướng dẫn Về nhà.

- Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương III.

- Làm lại các bài tập đã sửa và nghiên cứu thêm SBT. - Kiểm tra 1 tiết ở tiết sau.

- Ghi nhận sự dặn dò của GV để chuẩn bị cho tiết kiểm tra. 1. Cực dương. 2. Trung hòa. 3. Vật dẫn điện. 4. Phát sáng. 5. Lực đẩy. 6. Nhiệt. 7. Nguồn điện. 8. Điện tử. Hàng dọc : Dòng điện. * Phụ lục : bảng trò chơi ô chữ : 1 2 3 4 5 6 7

8

Tiết 27

BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT

A. Mục tiêu

- Kiểm tra lại các kiến thức đã học trong chương như : Vật nhiễm điện, qui ước về các điện tích, các vật dẫn điện, vật cách điện, nguồn điện, dòng điện, chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện ...

- Rèn luyện kỷ năng phân tích, nhận biết mạch điện kín, mạch điện hở.

B. Chuẩn bị

- Giáo viên : Soạn đề kiểm tra tới tay học sinh. - Học sinh : Học bài và chuẩn bị giấy làm bài.

C. Đề kiểm tra

(Có thể ra đề theo phương án sau).

Phần I : (5điểm). Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi dưới đây :

1. Trong những cách sau đây, cách nào làm lược nhựa nhiễm điện ? A. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra nhẹ nhàng.

B. Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin. C. Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa trên áo len.

D. Phơi lược nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút.

2. Hai quả cầu bằng nhựa, có cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại như nhau. Giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong số khả năng sau :

A. Hút nhau. B. Có lúc hút nhau có lúc đẩy nhau. C. Đẩy nhau. D. Không có lực tác dụng.

3. Có 5 vật như nhau : 1 mãnh sứ, 1 mãnh nilông, 1 mãnh nhựa, 1 mãnh tôn, 1 mãnh nhôm. Câu kết luận nào sau đây là đúng :

A. Cả 5 mãnh đều là vật cách điện.

B. Mãnh nhựa, mãnh tôn, mãnh nhôm là các vật cách điện. C. Mãnh nilông, mãnh sứ, mãnh tôn là các vật cách điện. D. Mãnh sứ, mãnh nilông, mãnh nhựa là các vật cách điện.

4. Trong hoạt động bình thường của các dụng cụ nào sau đây, dòng điện có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng :

A. Nồi cơm điện. B. Máy thu thanh (Radiô). C. Điốt phát quang. D. Chuông điện.

5. Trong vật nào dưới đây không có êlectrôn tự do ?

A. Một đoạn dây thép. B. Một đoạn dây đồng. C. Một đoạn dây nhựa. D. Một đoạn dây nhôm.

6. Câu phát biểu nào là đúng nhất trong các câu phát biểu sau đây : A. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

B. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng.

C. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

D. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng.

7. Có pin và 1 bóng đèn pin. Trong trường hợp sau đây thì bóng đèn sáng ?

A. Chỉ nối 1 đầu bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn. B. Nối cả 2 đầu của bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn. C. Nối 1 đầu của bóng đèn với cực dương, đầu kia của bóng đèn với cực âm của pin bằng dây dẫn.

D. Nối cả 2 đầu của bóng đèn với cực dương của pin bằng dây dẫn.

8. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện ?

A. Thanh gỗ khô. B. Một đoạn ruột bút chì.

C. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thủy tinh.

9. Hai quả bóng bay được thổi phồng có kích thước bằng nhau và được treo bằng các sợ chỉ. Sau khi cọ xát và đưa lại gần nhau, thấy rằng hai quả bóng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Một quả bóng bị nhiễm điện, quả kia không. B. Hai quả bóng bị nhiễm điện khác loại.

C. Hai quả bóng đều không bị nhiễm điện. D. Hai quả bóng đều bị nhiễm điện cùng loại.

10. Vật nào dưới đây có tác dụng từ ?

A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. D. Một đoạn băng dính.

Phần II : (2,5điểm). Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây :

11. Hoạt động của chuôn điện dựa trên .……… của dòng điện.

12. Dòng điện chạy trong .……… nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

13. Chiều dòng điện là chiều từ .…….. qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

14. Dòng điện là dòng .………… dịch chuyển có hướng.

15. Vật nhiễm điện có ………... các vật khác.

Phần III : (2,5điểm). Giải bài tập sau

16. Có 1 mạch điện gồm pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc. Đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Nêu 3 trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục ?

17. Hãy giải thích vì sau bất cứ một dụng cụ điện nào cũng gồm các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện ?

Bài 24 :

CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

A. Mục tiêu

- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.

- Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.

- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).

B. Chuẩn bị

- Cả lớp :

+ 1 pin 1,5V hoặc 3V đặt trong giá đựng pin. + 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn.

+ 1 ampe kế loại to (loại ampe kế dùng cho thí nghiệm để chứng minh để HS cả lớp có thể quan sát rõ có GHĐ từ 1A trở lên và có ĐCNN là 0,005A.

+ 1 biến trở.

+ 1 đồng hồ đa năng (bao gồm ampe kế, vôn kế, ôm kế).

- Mỗi nhóm học sinh : + 2 pin 1,5V.

+ 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn.

+ 1 ampe kế có GHĐ từ 1A trở lên và có ĐCNN là 0,005A.

C. Hoạt động dạy học Thời

gian Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

học sinh Nội dung

* Hoạt động 1 : Đặt vấn đề

- Yêu cầu HS đọc phần đầu của bài 24 SGK.

- Dựa vào các tác dụng của dòng điện mạnh hay yếu để xác định dòng điện đó là mạnh hay yếu, tức là xác định cường độ dòng điện. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện.

- Giới thiệu mạch điện thí nghiệm h.24.1 và các tác dụng của thiết bị, dụng cụ được sử dụng cho thiết bị này.

- Lưu ý thông báo tới HS : ampe kế là dụng cụ phát hiện và cho biết dòng điện mạnh hay yếu và một dụng cụ khác (biến trở) dùng để thay đổi dòng điện trong mạch.

- Tiến hành thí nghiệm, dịch chuyển con chạy của biến trở để bóng đèn lúc sáng mạnh, lúc sáng yếu.

- Đọc SGK theo yêu cầu của GV.

- Theo dõi GV giới thiệu. - Theo dõi để nhận biết dụng cụ nào là ampe kế, dụng dụ nào là biến trở. - Quan sát quá trình làm thí nghiệm của GV. - Quan sát số chỉ I. Cường độ dòng điện : - Số chỉ của ampe

- Tiến hành một vài lần thay đổi con chạy của biến trở để HS có thể quan sát kỷ.

- Yêu cầu HS cả lớp thảo luận.

- Sau đó thông báo về cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện.

* Hoạt động 3 : Tìm hiểu ampe kế :

- Thông báo ampe kế.

- Cho các nhóm HS tìm hiểu ampe kế thật theo các nội dung này đã nêu trong C1. Sau mỗi nội dung này, GV yêu cầu HS nêu kết quả tìm hiểu. GV cho HS chốt lại câu trả lời đúng.

* Hoạt động 4 : Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện.

- Cho các nhóm HS lần lựơt thực hiện tưng nội dung của phần III trong SGK. Theo dõi HS thực hiện nội dung 1, lưu ý giúp các HS vẽ sơ đồ chưa đúng. Sau đó GV vẽ sơ đồ lên bảng.

- Với III.2, yêu cầu HS xác định GĐH của ampe kế đã trang bị cho mỗi nhóm và yêu cầu HS đối chiếu

ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh, khi đèn sáng yếu. - Thảo luận để nhận xét như yêu cầu của SGK. - Lắng nghe và ghi nhận vào vở. - Nghe và ghi vào vở.

- Quan sát các ampe kế thật (h.24.2) lần lựơc trả lời C1a, b, c, d. - Cử đại diện nêu kết quả từng câu. - Thực hiện III.1. - Thảo luận nhóm III.2 và trả lời. kế là giá trị của cường độ dòng điện, kí hiệu : I.

- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu : A. - Người ta còn dùng đơn vị : miliampe, kí hiệu : mA. 1mA = 0,001A 1A = 1000mA II. Ampe kế - Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện. - Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA.

III. Đo cường độ dòng điện.

- Ampe kế được kí hiệu :

GĐH đó xem có phù hợp với bảng đã cho về cường độ dòng điện trong SGK. - Với III.3, cần đặc biệt kiểm tra mắc ampe kế của mỗi nhóm, đảm bảo chốt dương của mỗi ampe kế đều được mắc với cực dương của pin và khi chưa có dòng điện chạy qua, kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0. Sau đó GV mới cho phép HS đóng công tắc, đọc và ghi chỉ số của ampe kế.

- Nếu có điều kiện cho mỗi nhóm làm 3 lần và lấy giá trị trung bình để có I1 ; I2.

- GV hỏi : Hãy nêu mối liên hệ giữa dòng điện và cường độ dòng điện ?

* Hoạt động 5 : Củng cố, vận dụng, hướng dẫn.

1. Củng cố :

- Yêu cầu HS nhắc lại dụng cụ đo cường độ dòng điện, đơn vị cường độ dòng điện. 2. Vận dụng : - Nhóm mắc mạch điện theo hình 24.3. Cử 1-2 HS mắc, các HS khác quan sát và sau đó luôn phiên các em khác thực hiện. - Tháo, mắc và đóng công tắc để ghi 3 giá trị I11 ; I12 ; I13 và tính giá trịI1=(I11+I12+I13)/3 - Tiến hành tương tự để tính I2. - Từ đó so sánh I1 với I2 và ghi nhận xét với yêu cầu C2

trong SGK. - Có thể suy luận từ nhận xét trên để trả lời. - Trả lời theo sự chỉ định của GV. - Thảo luận nhóm và ghi lên bảng - Døòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. IV Vận dụng C3.a)0,175A=175mA b) 380 c) 1,250 d) 0,280

- Yêu cầu HS là C3; C4; C5. 3. Về nhà : - Học phần đã ghi vào vở. - Làm bài tập 24.1,2,3,4 trong SGK. - Đọc “có thể em chưa biết”. C3; trả lời C4; C5. C4 : a) Chọn ampe kế 20mA. b) Chọn ampe kế 250mA. c) Chọn ampe kế 2A. C5 : ampe kế được mắc đúng là sơ đồ a) vì chốt "+" của ampe kế mắc với cực "+" của nguồn điện.

Bài 25 :

HIỆU ĐIỆN THẾ

A. Mục tiêu

- Biết được hai cực của nguồn điện có nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế.

- Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V ).

- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của pin hay acquy và xác định rằng hiệu điện thế này (pin mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ pin.

B. Chuẩn bị

- Cả lớp :

+ Một số loại pin và acquy, trên đó có ghi số vôn. + 1 đồng hồ vạn năng.

+ Bảng phụ kẻ bảng 1, 3 trang 69, 70. - Mỗi nhóm học sinh :

+ 1 pin 3V hoặc 2 pin loại 1,5V với hợp dựng. + 1 vôn kế có GHĐ 5V và ĐCNN là 0,1V.

+ 1 bóng đèn pin ( loại 2,5V - 1W ) lắp sẵn vào đế đèn. + 1 công tắc.

+ 7 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện, mỗi đoạïn dài 30 cm.

C. Hoạt động dạy học Thời

gian Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

* Hoạt động 1 : Kiểm tra, đặt vấn đề.

1. Kiểm tra :

- Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì ? Kí hiệu ? Đơn vị cường độ dòng điện là gì ? Kí hiệu ?

- Làm bài tập 24.1 SBT. - GV nhận xét và ghi điểm. 2. Đặt vấn đề : ở bài 19 ta đã học về dòng điện. Hãy nhớ lại xem dòng điện có tác dụng gì ?

- Gọi HS đọc phần mở đầu bài học trong SGK và nói rõ thêm : Bạn Nam cần một nguồn điện là pin, mà có nhiều loại pin ghi số vôn khác nhau. Vậy vôn là gì ? Cần dùng nguồn điện là bao nhiêu vôn là phù hợp với đèn pin, với máy nghe băng ?

- Để hiểu vôn là gì, ta cần tìm hiểu về hiệu điện thế.

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế.

- Cho HS đọc SGK. Sau đó đặt câu hỏi :

- Em hiểu thế nào về hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện ?

- Hiệu điện thế được kí hiệu chữ gì ? Và đơn vị của nó là gì ? - 1 HS trả lời câu hỏi và làm bài tập 24.1. - Các HS khác theo dõi và nhận xét theo yêu cầu của GV.

- Nguồn điện tạo ra dòng điện lâu dài, chạy trong mạch điện kín nối liền hai cực của nguồn điện.

- Theo dõi và ghi tựa bài.

- Tự đọc SGK phần I.

- Trả lời theo yêu cầu của GV. Ghi các câu trả lời vào vở học.

- Trả lời dựa vào SGK

- Quan sát pin

I/ Hiệu điện thế :

- Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của nguồn điện có 1 hiệu điện thế. - Hiệu điện thế kí

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 TRỌN BỘ (Trang 92 -115 )

×