C Dạy bài mớ
a) Hoạt động 1: Hình thành công thức tính
thể tích hình lập phương
- GV giới thiệu mô hình trực quan về hình lập là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
* Ví dụ : Nếu hình lập phương có cạnh 3cm (như hình vẽ) thì thể tích là :
V = 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)
- Từ ví dụ trên, hãy phát biểu quy tắc tính thể tích hình lập phương.
- Gọi nhiều HS nhắc lại.
- GV giới thiệu công thức chung từ hình vẽ.
- HS quan sát hình.
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. - HS nhắc lại quy tắc trên.
V = a × a × a b) Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành Bài 1 :
- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa.
- GV mở bảng phụ viết sẵn bảng như SGK. - Gọi 4 HS lên bảng điền kết quả.
- GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2 : (HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS tự giải vào vở. GV đến từng HS hướng dẫn, chấm điểm.
Bài 3 :
- GV tổ chức hướng dẫn HS bằng cách đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán.
- Yêu cầu HS giải vào vở. - Gọi 1 em làm bảng phụ.
- HS viết công thức vào vở.
- Tất cả HS tự làm bài tập vào vở.
- 4 HS lên bảng điền kết quả, cả lớp nhận xét.
- HS khá, giỏi làm bài vào vở.
Bài giải
Thể tích của khối kim loại là :
0,75 × 0,75 × 0,75 = 0,421875 (m3) 0,421875 (m3) = 421,875 (dm3) Khối kim loại đó cân nặng là :
421,875 × 15 = 6328,125 (kg) Đáp số : 6328,125kg. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 em làm ở bảng phụ. Bài giải a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là : 8 × 7 × 9 = 504 (cm3)
b) Độ dài cạnh của hình lập phương là : (8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích hình lập phương là : 8 × 8 × 8 = 512 (cm3)
Đáp số : a) 504cm3 ; b) 512cm3.
3) Củng cố, dặn dò
- GV mời HS nhắc lại quy tắc tính thể tích hình lập phương.
- GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại quy tắc tính thể tích hình lập phương.