Tình hình huy động vốn theo phương thức huy động tại chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 34)

ngân hàng ĐT&PT Hà Nội.

Thực trạng công tác huy động vốn của BIDV Hà Nội thể hiện qua số dư huy động vốn cuối kỳ và số dư huy động vốn bình quân các năm như sau :

Bảng 2: Quy mô nguồn vốn huy động của BIDV Hà Nội qua các năm.

Đơn vị : Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)

Mặc dù nền kinh tế nói chung trong những năm vừa qua gặp khá nhiều khó khăn, tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở lên gay gắt, nhưng nguồn vốn huy động của BIDV Hà Nội bắt đầu có dấu hiệu chững lại qua các năm). Tính đến 31/12/2011, số dư huy động vốn cuối kỳ đạt 6684 tỷ đồng, giảm 3027 tỷ đồng (tương ứng với giảm 40%) so với năm 2010; số dư huy động vốn bình quân đạt 8197 tỷ đồng, giảm 1368 tỷ đồng

Sinh viên: Đỗ Minh Đức Lớp TC42K Trang 27

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 KH 2012 I Huy động vốn cuối kỳ 1 Số dư cuối kỳ 9420 9711 6684 8000

2 Tốc độ tăng trưởng so với năm trước 117% 103% -40% 119%

3 Mức tăng trưởng tuyệt đối 1369 291 -3027 1316

I

I Huy động vốn bình quân

1 Số dư bình quân 8.090 9565 8197 7342

2 Tốc độ tăng trưởng so với năm trước 113% 118% -20% 115%

(tương ứng với giảm 20%) so với năm 2010. Trong các năm từ năm 2008 đến năm 2011, năm 2010 có tốc độ tăng trưởng cả về số dư huy động cuối kỳ và số dư huy động vốn bình quân cao nhất (số dư huy động vốn cuối kỳ tăng 18% tương đương với tăng 1.475 tỷ đồng. Nguyên nhân là do: năm 2010 thị trường vốn của nền kinh tế sau khi phát triển quá nóng đã dừng lại, các nhà đầu tư đã rút tiền dần ra khỏi thị trường chứng khoán để bảo toàn vốn, gửi tiền nhàn rỗi tạm thời vào ngân hàng luôn là giải pháp được ưu tiên lựa chọn. Do vậy, mà nguồn vốn của BIDV Hà Nội năm 2010 tăng trưởng khá cao so với năm 2009. Sang năm 2011, nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng thực sự khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều, Chính phủ đã phải sử dụng các gói kích cầu để khôi phục nền kinh tế. Tuy vậy, mà tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV Hà Nội năm 2011 không được cao như năm 2010. Sang năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đã dần vượt qua được khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã tăng trưởng trở lại, do vậy mà tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV Hà Nội năm 2011 cũng tăng cao so với năm 2010. Đây là kết quả chứng tỏ Chi nhánh đã sử dụng các biện pháp nhằm huy động nguồn vốn này một cách đúng đắn, linh hoạt tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và nâng cao uy tín trong hoạt động và phản ánh nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể lãnh đạo Chi nhánh nói chung và những người làm công tác huy động vốn nói riêng trong việc khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Quy mô vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm tuy nhiên có thể thấy tốc độ tăng có xu hướng giảm. Có thể giải thích hiện tượng này do một số nguyên nhân như sau:

+ Thứ nhất: Trong giai đoạn này nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, điều này tác động trực tiếp đến hoạt động của khối Ngân hàng thương mại nói chung.

+ Thứ 2: Mức độ cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ hơn, có thể thấy đây là giai đoạn mà số lượng các Ngân hàng xây dựng chi nhánh trên địa bàn khá lớn, đặc biệt là khối Ngân hàng bán lẻ, thêm vào đó cũng có sự góp mặt của những Ngân hàng nước ngoài trên thị trường. Mặt khác trên thực tế chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các đối thủ cũng khá tốt, các Ngân hàng bạn đang đẩy mạnh quá trình xây dựng, định vị thương hiệu trên thị trường.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các ngân hàng trên địa bàn thì BIDV Hà Nội luôn là Ngân hàng có quy mô huy động vốn lớn và chắc chắn. Tốc độ tăng trưởng ở mức độ trung bình nhưng ổn định và giá trị gia tăng tuyệt đối về sản lượng vốn qua các năm là rất cao. Điều này làm tăng quy mô vốn cho Chi nhánh một cách nhanh chóng.

2.2.1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo phương thức huy động

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo phương thức huy động

Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.TG của KH 8935 94,85 9708 99,97 6682 99,97 773 8,65 -3026 -31,17 TG của TCKT 7326 81,99 7277 74,96 3899 58,35 -49 -0,67 -3378 -46,42 TG của dân cư 1609 18,01 2431 25,04 2783 41,65 822 51,09 352 14,48

2.PH GTCG 485 5,15 3 0,03 2 0,03 -482 -99,38 -1 -33,33 Kỳ phiếu, trái phiếu 485 5,15 3 0,03 2 0,03 -482 -99,38 -1 -33,33 Tổng 9420 100,00 9711 100,03 6684 100,00 291 3,09 -3027 -31,17

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)

Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động qua các năm của ngân hàng có xu hướng giảm đi. Cụ thể là năm 2010 tổng nguồn vốn huy động được tăng 773 tỷ đồng (8,65%) so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 tổng nguồn vốn huy động lại giảm 3026 tỷ đồng (-31,17%) so với năm 2010. Tổng nguồn vốn huy động giảm chủ yếu là do nguồn tiền gửi của khách hàng giảm và nguồn tiền này cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Cụ thể:

Tỷ trọng nguồn tiền gửi của khách hàng năm 2009 là 94,85% Tỷ trọng nguồn tiền gửi của khách hàng năm 2010 là 99,97% Tỷ trọng nguồn tiền gửi của khách hàng năm 2011 là 99,97%

Nguồn tiền gửi của khách hàng năm 2010 tăng 773 tỷ đồng ( tỷ lệ tăng 8,65%), năm 2011 giảm 3026 tỷ đồng (tỷ lệ giảm là 8,65%). Nguyên nhân chủ là do cả hai nguồn tiền gửi của các tổ kinh tế và của dân cư đều giảm. Trong đó:

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2010 giảm 49 tỷ đồng (tỷ lệ giảm là 0,67%) so với năm 2009, năm 2011 giảm 3378 tỷ đồng (tỷ lệ giảm 46,42%). Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng không ổn định, nếu ngân hàng có kế hoạch sử dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Trong những năm qua số vốn của tổ chức kinh tế có xu hướng giảm dần. Ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng,

tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu và thiết thực hơn để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Tiền gửi của dân cư năm 2010 tăng 822 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,09% so với năm 2009, năm 2011 tăng 352 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,48%. Đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư vì vậy ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng tiền gửi của dân cư để có thể chủ động trong đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn huy động được qua phát hành GTCG luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010 vốn huy động qua phát hành GTCG giảm 482 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 99,38%. Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng rất cao vì vậy ngân hàng nên hạn chế nguồn vốn này và gia tăng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng để giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng trong tương lai ngân hàng cần chú trọng phát triển nguồn vốn này vì nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn sẽ tăng lên đáng kể trong các năm tới.

2.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn gửi tiền:

Thực trạng tình hình huy động vốn của BIDV Hà Nội xét theo cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tiền gửi như sau:

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn gửi tiền

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.TG KKH 1690 17,94 1683 17,33 1234 18,46 -7 -0,41 -449 -26,68 2.TG có KH 7730 82,06 8028 82,67 5450 81,54 298 3,86 -2578 -32,11 <12 tháng 5346 69,16 5951 74,13 4574 83,93 605 11,32 -1377 -23,14 > 12 tháng 2384 44,59 2077 34,90 876 19,15 -307 -12,88 -1201 -57,82 Tổng 9.420 100 9.711 100 6.684 100 291 3,09 -3027 -31,17

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)

Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp. Cụ thể:

Tỷ trọng của TG có KH năm 2009 là 82,06% Tỷ trọng của TG có KH năm 2009 là 82,67% Tỷ trọng của TG có KH năm 2010 là 81,54%

Ta thấy rằng tỷ nguồn vốn này có xu hướng giảm qua các năm. Đây là dấu hiệu không tốt trong hoạt động của ngân hàng vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp và ổn định giúp cho ngân hàng chủ động trong hoạt động đầu tư.

Trong nguồn tiền gửi có kỳ hạn thì chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng. Năm 2009 tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 69,16%, năm 2010 chiếm 74,13%, năm 2011 chiếm 83,93%. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được nhưng nó là nguồn vốn ổn định tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư dài hạn vì vậy ngân hàng cần chú trọng nâng cao nguồn vốn huy

Tiền gửi KKH có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2010 so với năm 2009 giảm 7 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 0,41%. Năm 2011 so với năm 2010 giảm 449 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 26,68%. Tuy nhiên đây là nguồn vốn có chi phí ít nên ngân hàng cũng nên chú trọng nâng cao nguồn vốn này tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Ngân hàng nên xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, ngân hàng nên tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn như: tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết, khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, ở một số tuyến đường xã tập trung đông dân cư, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong dân, tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mờ tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua ngân hàng. Có thể nói công tác huy động vốn trong những năm gần đây chưa đạt được kết quả đáng khích lệ,song cũng góp phần vào ổn định lưu thông tiền tệ trên địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn và tăng trưởng tín dụng.

2.2.1.4 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ huy động:

Cơ cấu nguồn vốn huy động xét theo loại tiền tệ huy động của BIDV Hà Nội được chia làm hai loại: nguồn vốn huy động bằng VND và nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ:

Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ huy động

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) VND 7.217 76,61 7895 81,3 5658 84,65 678 9,39 -2237 -28,33 USD 2203 23,39 1816 18,7 1026 15,36 -387 -17,57 -790 -43,50 Tổng 8.420 100 9711 100 6684 100 1291 15,33 -3027 -31,17

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động bằng VND và USD đều có xu hướng giảm qua các năm. Trong đó nguồn vốn bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Cụ thể:

Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VNĐ năm 2009 là 76,61 % Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VNĐ năm 2010 là 81,3% Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng VNĐ năm 2011 là 84,65% Nguồn vốn huy động bằng VNĐ năm 2010 tăng 678 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,39% so với năm 2009, năm 2011 giảm 2237 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 22,33% so với năm 2010.

Nguồn vốn huy động bằng USD cũng có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2010 giảm 387 tỷ đồng (tỷ lệ giảm là17,57 %), năm 2011 giảm 790 tỷ đồng (tỷ lệ giảm là 43,5%).

Ngân hàng cần tăng cường nỗ lực trong việc huy động vốn của ngân

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư & phát triển chi nhánh Hà Nội (Trang 27 - 34)