Tất cả các công cụ phân tích kỹ thuật được bàn đến ở trên cho đến thời điểm này được tính bằng cách sử dụng giá chứng khoán (ví dụ: high, low, open,
close, volumn…). Có một nhóm các công cụ phân tích kỹ thuật khác được thiết kế để giúp bạn đo sự thay đổi của tất cả chứng khoán trong một thị trường cụ thể. Những chỉ số này thường được gọi là “chỉ số thị trường”, bởi vì chúng đo toàn toàn bộ thị trường, chứ không phải một chứng khoán riêng lẻ nào. Chỉ số thị trường thường phân tích thị trường cổ phiếu, mặc dù chúng có thể được sử dụng cho các thị trường khác (ví dụ: future).
Trong khi các trường dữ liệu cho một chứng khoán riêng lẻ được giới hạn trong mức giá open, high, low, close, volumn của nó, và rải rác trong các bản báo cáo tài chính, thì có một số lượng lớn các mục dữ liệu cho toàn bộ thị trường cổ phiếu. Ví dụ: số lượng các cổ phần đạt được mức giá high mới trong ngày, số lượng cổ phần tăng giá… Chỉ số thị trường không thể được tính chỉ cho một chứng khoán riêng lẻ vì dữ liệu yêu cầu không thể dùng được.
Chỉ số thị trường làm tăng thêm ý nghĩa sâu sắc cho phân tích kỹ thuật vì chúng chứa nhiều thông tin hơn giá và khối lượng. Sử dụng chỉ số thị trường để xác định đỉnh điểm của toàn bộ thị trường ở đâu và sau đó sử dụng chỉ số giá/khối lượng để xác định khi nào mua/bán một cổ phiếu riêng lẻ. Cũng tương tự như “tất cả các con thuyền lên khi thủy triều dâng lên”, cho nên sẽ ít rủi ro hơn đối với việc sở hữu cổ phần khi thị trường cổ phiếu lên.
Ba loại chỉ số thị trường: tiền tệ, cảm tính, và đà.
Chỉ số tiền tệ tập trung vào dữ liệu kinh tế như lãi suất. Chúng có thể giúp bạn xác định môi trường kinh tế mà các công ty đang hoạt động. Các tác động bên ngoài này trực tiếp ảnh hưởng lợi nhuận và giá cổ phiếu của các công ty. Ví dụ về chỉ sổ tiền tệ là lãi suất, cung tiền, nợ tiêu dùng và nợ chung và lạm phát. Do số lượng lớn các chỉ số thị trường, tôi chỉ bàn luận một vài chỉ số thị trường cơ bản trong cuốn sách này.
Chỉ số cảm tính tập trung vào sự trông đợi của nhà đầu tư – thường trước khi mức giá thể hiện rõ những trông đợi này. Với một chứng khoán riêng lẻ, giá thường chỉ là số đo mức độ cảm tính của nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với thị trường lớn như sàn giao dịch New York, có nhiều hơn chỉ số cảm tính có thể dùng được. Những chỉ số này bao gồm số lượng các lô bán lẻ (tức là các nhà đầu tư nhỏ nhất đang làm gì?), tỉ lệ put/call (tức là có bao nhiêu người đang mua put so với call), tỉ lệ các nhà cố vấn đầu tư giá lên so với các nhà cố vấn đầu tư giá xuống… Các nhà đầu tư “trái ngược” sử dụng chỉ số cảm tính để xác định phần đông các nhà đầu tư trông đợi giá sẽ như thế nào, sau đó họ làm ngược lại. Dựa trên lý trí, nếu mọi người đồng ý rằng giá sẽ lên thì số lượng các nhà đầu tư còn lại không đủ để đẩy giá lên cao hơn. Lý thuyết này là minh chứng tốt- hầu hết mọi người là những người đầu cơ giá lên khi thị trường đạt đến đỉnh (khi họ nên bán) và là người đầu cơ giá xuống khi thị trường ở mức đáy (khi họ nên mua).
Loại thứ ba của chỉ số thị trường- Đà cho thấy giá đang thực sự như thế nào gì, nhưng bằng cách xem xét sâu hơn giá. Ví dụ chỉ số đà bao gồm tất cả chỉ số giá/khối lượng mà được áp dụng cho các loại chỉ số thị trường (tức là chỉ số MACD của chỉ số công nghiệp DOW), số lượng cổ phẩn đạt được mức giá high mới so với số lượng cổ phiếu đạt được mức giá low mới, mối quan hệ giữa các cổ phần tăng giá với các cổ phần giảm giá, so sáng giữa khối lượng của các cổ phiếu tăng giá với khối lượng của các cổ phiếu giảm giá…