Chương III: Phân tích và dự báo triển vọng của thị trường cổ phiếu Việt Nam năm
3.1.2 Các nguyên tắc hỗ trợ việc tách sóng
• Xuất hiện mẫu hình đảo chiều Vai Đầu Vai cổ điển
Hình 25: Mẫu hình H&S – 2009
Hình 25 mô tả diễn biến giá và khối lượng giao dịch của Vn-Index cho thấy mẫu hình mẫu hình Head and Shoulder đã hình thành (H&S). Đặc điểm biến động giá và khối lượng trong phiên giao dịch ngày 25/11/2009 cho thấy mẫu hình H&S hình thành, các đặc điểm khẳng định hình thành mẫu hình H&S bao gồm:
- Đỉnh vai trái, và đỉnh đầu hình thành với khối lượng lớn, và đỉnh vai phải (562.28) hình thành với khối lượng thấp hơn
- Quá trình đi lên của chỉ số Vn-Index từ vai không vượt qua đỉnh 633.21điểm
- Hình thành đường cổ, Necline (NL), nối giữa 2 điểm kết thúc đỉnh vai trái, và điểm bắt đầu vai phải 533,23 điểm
Ngày 25/11/2009 khi chỉ số sụt giảm vượt qua đường NL hình thành Gap Down và đây là Breakout Gap, với khối lượng giao dịch lớn hơn rất nhiều so với khối lượng giao dịch của các phiên trước đó, hơn 60triệu cổ phiếu
Bước giá sụt giảm từ điểm cắt giữa đường NL và chỉ số Vn-Index tới mức 561.48 đạt hơn 7%
• Chuyển động của các sóng nhỏ bên trong các sóng lớn
Chi tiết về thời gian cách tách sóng và số điểm đạt được của bước sóng đi lên như sau:
Sóng một lớn = Impluse
Bảng 1: Bước sóng 1 lớn - 2009
Tên sóng Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Số phiên Số tuần Số điểm Sóng 1 đi lên 02/24/2009 09/23/3009 149 31 359.66 Sóng 1 - 1 02/24/2009 04/14/2009 36 113.11 Sóng 1 - 2 04/15/2009 04/24/2009 8 43.32 Sóng 1 - 3 04/24/2009 06/12/2009 34 220.73 Sóng 1-4 06/12/2009 07/20/2009 27 113.83 Sóng 1-5 07/21/2009 23/09/2009 46 182.09
Sóng 1 lớn trong năm 2009 được bắt đầu từ ngày 24/02/2009 tới ngày 23/02/2009, được tách thành 5 bước sóng nhỏ với các mức điểm và số phiên giao dịch được mô tả lại tại bảng 1. Cơ sở của csac tách sóng thể hiện như sau:
- Tương quan độ dài giữa các bước sóng
Sóng (2) nhỏ có độ dài bằng 0.382 lần độ dài sóng (1) Sóng (4) có độ dài bằng 0.5 sóng (3)
Sóng (5) có độ dài bằng 0.618 lần độ dài sóng (1) và sóng (3)
- Dấu hiệu xác nhận đỉnh sóng (1), (3) và (5) tại đường RSI (Relative Strengh Index)
Hình 25 mô tả lại các đỉnh sóng (1), (3) và (5) có thể thấy đường RSI đi vào vùng mua vượt quá và đây là tín hiệu xác nhận cho dấu hiệu tạo các đỉnh sóng.
Sóng Correction
Sóng Correction từ mức 594.23 ngày 23/09/2009 được hình thành từ 3 sóng Correction đơn, W, X và Y, Sóng Correction có độ dài bằng 0.47 lần độ dài của sóng Impulse đi lên từ 234.66 với cách tách sóng như sau:
Sóng W là sóng có mẫu hình Epanded Flat, bao gồm 3 sóng nhỏ (A), (B), và sóng (C), trong đó sóng (B) có độ dài lớn hơn sóng (A) và sóng (C) có điểm kết thúc thấp hơn điểm kết thúc sóng (A)
Sóng X là sóng có mẫu hình Running Flat, bao gồm 3 bước sóng, độ dài sóng (A) và điểm kết thúc sóng (C) tương đối bằng nhau
Kết luận: Các luận điểm trên hỗ trợ cho việc kết luận Vn-Index trong năm 2009 Chỉ số Vn-Index đã đi được 2 bước sóng lớn, trong chu kỳ vận động mới, với sóng Impulse bắt đầu từ mức 234.66 tới mức 594.32 điểm, và sóng Correction số 2 dẫn đến tới kết luanạ xa hơn là: Hiện tại chỉ số VN-Index đang
bắt đầu vào bước sóng số 3, sóng tăng trưởng mạnh nhất đang được hình thành vào năm 2010.