Giới thiệu sơ lược về lý thuyết sóng Elliott trong phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo triển vọng của thị trường cổ phiếu Việt Nam (Trang 33 - 35)

Lý thuyết sóng Elliott được Ralph Nelson Elliott xây dựng vào những năm cuối thập kỉ 1920 trong khi ông quan sát và tìm hiểu thị trường chứng khoán. Thuyết này chịu nhiều ảnh hưởng từ thuyết Dow (Dow theory) và bản thân R. N. Elliott cho rằng thuyết của ông là một bổ sung cần thiết cho thuyết Dow.

Elliott nhận thấy thị trường biến động theo những chu kỳ, phản ánh các quyết định, phản ứng, kể cả tâm lý của con người tham gia giao dịch trong thị trường. Ông lập luận rằng những đợt bứt phá đi lên cũng như rơi tự do của thị trường luôn luôn bộc lộ qua một số mô hình cơ bản, cụ thể là dưới dạng sóng.

Các sóng này có thể lặp đi lặp lại về hình thù, nhưng không nhất thiết lặp lại về thời gian và độ lớn.

Nhìn chung kể từ nguyên lý sóng Elliott ra đời thì nó đã thực phân tích, xác nhận, tinh lọc và cải tiến một cách có hệ thống và thống kê. Những điểm mạnh được thừa nhận, những điểm yếu được nhận diện và được điều chỉnh. Kết quả đạt được là một công cụ dự báo thị trường chính xác và hiệu quả hơn chưa từng thấy. Đó chính là Nguyên lý sóng Elliott tinh tuyển. Góp phần cho quá trình nghiên cứu đó chỉnh là nhờ lòng nhiệt huyết của Richard Swannel và nhóm nghiên cứu của ông.

Thuyết sóng Elliott bao gồm ba khía cạnh: mô hình (pattern), tỉ lệ (ratio) và thời gian (time). Quan trọng nhất là mô hình và kém quan trọng hơn cả, theo giới phân tích, là yếu tố thời gian. Mô hình (pattern) ở đây gồm các sóng và sự hình thành nên các sóng. Việc tính toán tỉ lệ tương quan (ratio) của các bước sóng giúp xác định điểm hỗ trợ và điểm kì vọng cho bước sóng tiếp theo. Cuối cùng, yếu tố thời gian dùng để khẳng định lại các mô hình và tỉ lệ không được giới phân tích chú trọng lắm do độ chuẩn xác thấp trong việc dự đoán tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo triển vọng của thị trường cổ phiếu Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w