Lợi nhuận/Tài sản

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giám sát đối với ngân hàng thương mại cổ phần tại bảo hiểm tiền gửi việt nam – chi nhánh khu vực hà nội (Trang 47 - 51)

Chỉ tiêu này chỉ ra hiệu quả khai thác tài sản là thước đo hiệu quả đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tỷ lệ này cho thấy hiệu quả hoạt động của tất cả các tài sản, bao gồm cả tài sản không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất như tài sản cố định, đất đai, bất động sản.

+ Phân tích: Một mức lợi nhuận thấp so với tài sản có thể là kết quả của chính sách cho vay hay đầu tư không năng động, hoặc có thể do chi phí hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần quá cao so với quy mô. Ngược lại, mức sinh lợi so với tài sản cao thường phản ánh Ngân hàng thương mại cổ phần có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạn mục tên tài sản trước những biến động của nền kinh tê. Tuy vậy, nếu tỷ lệ này quá cao, cũng có thể tổ chức đó đang phải đối đầu với những rủi ro lớn do thực hiện các hoạt động cho vay hoặc đầu tư quá mạo hiểm.

+ Lợi nhuận/ Vốn tự có

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả của một đồng vốn tự có.

- Phân tích: Mức sinh lời trên vốn tự có cao là mục tiêu của các Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia Bảo hiểm tiền gửi, song nếu tỷ suất này quá lớn so với vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn vay hay Ngân hàng thương mại cổ phần đã huy động quá nhiều vốn từ các đối tượng khác để cho vay, làm tăng rủi ro kinh doanh.

+ Lợi nhuận/Thu nhập

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng mang lại lợi nhuận của một đồng thu nhập, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả của công tác giám sát chi phí của Ngân hàng thương mại cổ phần tham gia BHTG.

Các yếu tố khác

- Tỷ lệ mua sắm đầu tư vào tài sản cố định

Thực hiện theo điều 88 Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn Nghị định số 166/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ, cụ thể: Tổ chức tín dụng được mua, đầu tư vào Tài sản cố định của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của Tài sản cố định không vượt quá 50% Vốn tự có.

- Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần

Giám sát việc chấp hành giới hạn về tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy định góp vốn, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng( trừ tổ chức tín dụng hợp tác) cụ thể như sau:

+ Tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác, cụ thể:

. Góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp:

1- Góp vốn của chủ đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh 2- Mua cổ phần của công ty cổ phần

. Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác

1- Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh.

2- Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần.

+ Mức vốn góp, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp với vốn điều lệ của doanh nghiệp đó tối đa không được vượt quá tỷ lệ sau:

. Ngân hàng:11%

Trường hợp Tổ chức tín dụng góp vốn với các chủ đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam, mức góp thực hiện theo các quy định của

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật và phải được Thống đốc NHNN chấp thuận bằng văn bản.

Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng trong cả các doanh nghịêp so với Vốn điều lệ và quỹ dự trữ của Tổ chức tín dụng khác không được vượt quá tỷ lệ: Ngân hàng: 30%

+ Mức góp vốn, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng trong một tổ chức tín dụng khác, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong tất cả các tổ chức tín dụng khác do tổ chức tín dụng khác quy định.

+ Tổng số vốn của Tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

+ Trường hợp tổ chức tín dụng góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam, mức góp vốn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ.

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT ĐỐI VỚI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI BẢO HIỂMTIỀN GỬI VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU VỰC HÀ NỘI TIỀN GỬI VIỆT NAM – CHI NHÁNH KHU VỰC HÀ NỘI I. Vài nét về Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi – khu vực Hà Nội

Năm năm qua, cùng với việc ổn định bộ máy tổ chức và triển khai đầy đủ các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt dộng nghiệp vụ về Bảo hiểm tiền gửi, BHTGVN đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tới các khu vực trong cả nước. Và tại Hà Nội là Bảo hiểm tiền gửi Chi nhánh khu vực Hà Nội. Chi nhánh được thành lập theo Quyết định số 108/2001/QĐ – HĐQT ngày 26/12/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 27/5/2002. Chi nhánh thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh và Bắc Giang.

Cơ cấu tổ chức

Tổ chức tại chi nhánh khu vực Hà Nội bao gồm: Ban giám đốc, phòng hành chính nhân sự, phòng tổng hợp, phòng giám sát từ xa, phòng kiểm tra và tư vấn khách hàng 1, phòng kiểm tra và tư vấn khách hàng 2, phòng chi trả và theo dõi sau thu phí, phòng kế toán và bộ phận kiểm soát nội bộ.

Sơ đồ:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giám sát đối với ngân hàng thương mại cổ phần tại bảo hiểm tiền gửi việt nam – chi nhánh khu vực hà nội (Trang 47 - 51)