Những hạn chế, tồn tại của công tác giám sát đối với NHTMCP

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giám sát đối với ngân hàng thương mại cổ phần tại bảo hiểm tiền gửi việt nam – chi nhánh khu vực hà nội (Trang 73 - 78)

- Tài sản có khác:

2. Những hạn chế, tồn tại của công tác giám sát đối với NHTMCP

Mặc dù hơn 3 năm qua, công tác giám sát đã thu được những thành công song bên cạnh đó công tác giám sát còn bộc lộ những hạn chế sau:

 Quy chế giám sát

Chúng ta biết rằng, hiện nay tổ chức BHTGVN mới chỉ ban hành quy chế giám sát đối với các NHTMCP mà chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến tình trạng công tác giám sát chưa chuẩn, chưa có hệ thống chỉ tiêu cốt yếu. Nhất là kiểm soát mức độ an toàn từ đó chưa thể đánh giá một cách chính xác, đầy đủ, tình hình hoạt động của các NHTMCP ổn định, phát triển hay không. Điều này làm cho công tác giám sát gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, tự dự báo thấp.

 Chỉ tiêu giám sát chưa đầy đủ

Công tác giám sát tại chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội đã thực hiện được khá đầy đủ chỉ tiêu theo quy định của BHTGVN như việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG của các NHTMCP, tài sản Nợ, tài sản Có, vốn tự có, chất lượng tín dụng, tỷ lệ mua sắm, đầu tư vào TSCĐ, tỷ lệ góp vốn cổ phấn song còn một số chỉ tiêu chưa thực hiện được: thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, giới hạn cho vay đối với một khách hàng, hoạt động bảo lãnh, khả năng thanh khoản… Trên thực tế các

chỉ tiêu này luôn luôn biến động và chưa có đủ cơ sở do đó rất khó giám sát đòi hỏi phải giám sát thực hiện hàng ngày nhưng ở đây chỉ mới thực hiện theo hàng tháng, quý. Việc giám sát các chỉ tiêu này còn nhiều tồn tại, khó khăn cần giải quyết. Mặt khác, các chỉ tiêu này trong công tác giám sát đối với các NHTMCP nằm trong hệ thống chỉ tiêu chung, ít có những chỉ tiêu giám sát cụ thể cho NHTMCP. Dẫn đến việc đánh giá, đôn đốc, dự báo kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro có thể xảy ra cho các NHTMCP còn chưa cao.

 Trong công tác giám sát có giám sát từ xa

công tác giám sát từ xa là phương thưc mới mang tính hiện đại. Nó được hình thành trên cơ sở nghiên cứu tài liệu ở nước ngoài và đã, đang được thực hiện. Song việc vận dụng vào nước ta chưa có thực tế kết hợp với điều kiện kinh tế - xã họi khác nước ngoài nên khó tránh khỏi những lúng túng, sai lầm ban đầu.

 Đội ngũ cán bộ giám sát

Công tác giám sát dòi hỏi người giám sát không chỉ có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ mà còn phải có kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghịêm. Và phải luôn luôn được bồi dưỡng,,,, nâng cao. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin. Song việc bồi dưỡng cho cán bộ còn hạn chế, chưa có chuyên sâu hơn vừ các lĩnh vực mới tại Việt Nam: Thị trường chứng khoán, thị trường tài chính… để từ đó dễ dàng hơn trong việc phân tích tài chính của các NHTMCP.

 Việc phối hợp giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ chưa được nhịp nhàng, “ăn khớp”

Nội dung giám sát là phân tích, đánh giá đầy đủ tình hình hoạt động của các NHTMCP, mức tuân thủ các quy định pháp luật về BHTG, tham khảo kết quả xếp hạng các NHTMCP của NHNN để bổ sung cho việc xác định rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của NHTMCP. Qua đó chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội nắm vững được tình hình tài chính của NHTMCP nhằm chỉ đạo công tác kiểm tra được kịp

thời, có trọng tâm, trọng điểm và đưa ra các quy định cảnh báo cần thiết. Nhưng thực tế, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp số liệu cho kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của NHTMCP.

 Sự liều lĩnh sau khi được bảo hiểm là tình trạng người đóng bảo hiểm sẽ trở nên bất cẩn và dễ dàng thực hiện các hành vi có độ rủi ro cao vì nghĩ rằng mọi rủi ro sẽ được cơ quan bảo hiểm gánh chịu và đền bù. Và sự ưu ái của Nhà nước đối với các NHTMCP cũng xảy ra. Đó là các Ngân hàng lớn về vốn, quy mô hoạt động, mạng lưới phục vụ, và chiếm một thị phần đáng kể trong hoạt động ngân hàng. Việc đổ vỡ của ngân hàng này không chỉ gây thiệt hại đối với hệ thống ngân hàng mà còn đến cả toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, Chính phủ và cơ quan quản lý có xu hướng bảo vệ bằng mọi cách dẫn đến tình trạng các Ngân hàng này dễ có xu hướng lao vào hoạt động có rủi ro cao cũng như bất cẩn trong việc cấp tín dụng kết quả có thể thua lỗ hoặc mất khả năng thanh toán, tạo gánh nặng cho ngân sách. Và thực trạng này dã có dấu hiệu ở một vài ngân hàng quốc doanh. Cũng có thể tình trạng đó tạo ra sự phân biệt đối xử, không công bằng giữa ngân hàng lớn với ngân hàng vừa và nhỏ. Chính thực trạng này làm cho công tác giám sát đối với các NHTMCP gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc.  Do yêu cầu đổi mới nhanh chóng của công nghệ thông tin nên việc thực

hiện hoạt động: vừa làm, vừa thử nghiệm, vừa trang bị kỹ thuật đã giúp cho phân tích, tổng hợp số liệu nhanh chóng, kịp thời, cung cấp cho lãnh đạo nắm bắt tổng quát về hoạt động của các NHTMCP. Từ đó, có biện pháp xử lý. Song việc ứng dụng công nghệ vào công tác giám sát so với một số nước trong khu vực và trên thế giới còn chưa theo kịp. Mảng truyền thông hai chiều từ NHTMCP với bộ phận giám sát chi nhánh còn chưa có.

 Nội dung giám sát còn nặng về hệ thống số lịêu, so sánh tăng giảm, một số chỉ tiêu: nguồn vốn, khả năng thanh toán, thu chi chưa được xây dựng, xếp loại đối với các NHTMCP. Các nội dung thông tin được đề cập trong công tác giám sát còn lặp đi lặp lại, thiếu tính thuyết phục và dễ nhàm chán.

 Thực hiện chế độ báo cáo và chất lượng báo cáo

Tại chi nhánh BHTG khu vực Hà Nội, báo cáo duy nhất và có độ tin cậy nhất đối với công tác giám sát đới với NHTMCP là bản cân đối tài khoản kế toán của NHTMCP. Bản cân đối này quy định ở tài khoản cấp 3 mang tính pháp lý cao, song chưa thực sự phản ánh một cách chi tiết các yếu tố, tỷ lệ cần phân tích. Mặt khác, thông tin khi đến được bộ phận giám sát thì không còn tính thời sự: hệ số đảm bảo vốn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng… Vì bộ phận giám sát tiếp cận được báo cáo hàng tháng sớm nhất cũng phải 10 ngày của tháng sau. Hơn nữa, số liệu trong báo cáo còn nhiều nội dung thiếu chính xác: nợ quá hạn, thu chi…có những đơn vị còn gửi báo cáo chưa đều, đủ, chưa tự giác gửi báo cáo đột xuất khi có sự thay đổi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một phần là do thái độ hợp tác cảu các NHTMCP trong việc nộp báo cáo. Nhiều trường hợp còn cố tình gây khó dễ cho cán bộ chi nhánh. Và hiện nay chưa có một số biện pháp, chế tài gì áp dụng, xử lý dữ liệu đó. Và để đánh giá hiệu quả công tác giám sát có thể dựa vào chất lượng báo cáo, xếp loại từ đó khuyến khích các NHTMCP chấp hành tốt quy định và kinh doanh có hiệu quả. Nhưng thực tế, chưa có căn cứ chung để đánh giá chất lượng báo cáo. Từ đó làm công tác phân tích khá vất vả, cán bộ phân tích đôi khi biết là báo cáo không chính xác, không đáng tin cậy có thể vẫn phải tin bởi chẳng có nguồn tin nào khác. Vấn đề đặt ra là phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đảm bảo hiệu quả.

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁM SÁT NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN CHI NHÁNH BHTG KHU VỰC HÀ NỘI.

Công tác giám sát của chi nhánh BHTG khu vực HN đối với NHTMCP là công tác có tầm quan trọng đặc biệt. Nó ra đời và hoạt động nhằm giúp các NHTMCP

hoạt động yếu kém có thể rút khỏi kinh doanh ngân hàng một cách có trật tự, không làm ảnh hưởng đến người gửi tiền, và ảnh hưởng tới Ngân hàng khác nhờ vậy làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng có hiệu quả hơn. Giúp các NHTMCP hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng và phát triển. Và làm tốt công tác giám sát đối với NHTMCP sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng các hoạt động khác. Do đó giải pháp phát triển công tác giám sát rất cần thiết và quan trọng. Để phát triển công tác giám sát đối với NHTMCP, em xin nêu ra một số giải pháp sau:

1.Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của phòng giám sát

Phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức của phòng giám sát sẽ giúp cho công việc giám sát không bị dồn nén, hiệu quả công việc cao hơn và chuyên sâu hơn. Và cùng với sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi người cán bộ cần có trình độ chuyên môn sâu về nghiệp vụ mình đảm nhiệm. Đồng thời phải đảm bảo tính độc lập của bộ phận, sự phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không giao nhiệm vụ của bộ phận này cho bộ phận khác làm. Hiện nay, ở chi nhánh một cán vộ quản lý theo địa bàn và khối lượng đơn vị tham gia khá lớn, điều này rất khó phù hợp trong tương lai. Do vậy, chi nhánh cần phải phân tổ giám sát theo từng chỉ tiêu, không những phân tổ quản lý theo hiện tại mà còn theo địa bàn, chỉ tiêu:

- Phân tổ giám sát về tỷ lệ mua sắm tài sản cố định - Phân tổ giám sát về tính và nộp phí bảo hiểm - Phân tổ giám sát về nguồn vốn và sử dụng vốn - Phân tổ giám sát về chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giám sát đối với ngân hàng thương mại cổ phần tại bảo hiểm tiền gửi việt nam – chi nhánh khu vực hà nội (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w