III, MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XDCB.
1, Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
1.5, Giáo dục – Đào tạo
a, Bậc học mầm non: tổng vốn đầu tư trong 5 năm khoảng 8,5 tỷ đồng. Đến năm 2005 toàn tỉnh có khoảng 282 trường mầm non trong đó có 276 trường bán công, 3 trường tư thục, 3 nhà trẻ độc lập.
Nhìn chung các trường mầm non đã đáp ứng được nhu cầu học tập nhưng đa số các trường có diện tích nhỏ, hẹp (tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn), thiết bị học tập còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu về chuẩn hoá.
b, Khối trung học cơ sở, tiểu học: Đến nay 87% số phòng học cấp II, 75% phòng học cấp I được kiên cố cao tầng, vượt so với mục tiêu đề ra; xây dựng được 1.450 phòng học. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm là 62 tỷ đồng
c, Khối Trung học phổ thông: Đã đầu tư mới và cải tạo được khoảng 25.000m2 ( bằng 167% kế hoạch đặt ra) phòng học của các trường công lập, bán công, dân lập. Hầu hết các huyện, thành phố đều có trường bán công, có 2 trường dân lập đã đi vào hoạt động ở các huyện Ninh Giang và thành phố Hải Dương. Trong năm 2005, tiếp tục triển khai xây dựng các trường dân lập ở các huyện Tứ Kỳ, Kim Thành. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 là 70 tỷ đồng.
Nhìn chung các phòng học đã được kiên cố, cao tầng. Ngoài đầu tư cho phòng học còn tăng cường cơ sở vật chất, một số trường đảm bảo các điều kiện cho giảng dạy học tập như nhà hiệu bộ, phòng chuyên môn, thực hành, thiết bị giảng dạy và học tập…Tuy nhiên, đa số các trường vẫn còn thiếu các phòng học chức năng, nhà bộ môn, thiết bị giảng dạy thiếu và chưa đạt yêu cầu về nâng cao chất lượng giảng dạy.
d, Các trường chuyên nghiệp và dạy nghề: tổng vốn đầu tư trong 5 năm khoảng 70 tỷ đồng.Trong 5 năm 2001-2005 khối các trường chuyên nghiệp và dạy nghề đã có sự phát triển mạnh, đáp ứng một phần nhu cầu học tập nâng cao trình độ, học nghề của nhân dân.
Do chưa có quy hoạch lâu dài nên việc đầu tư vẫn còn manh mún, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đượpc yêu cầu về chất lượng để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Cơ sở vật chất của một số trường chuyên nghiệp còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nâng tầm lên thành trường đại học. hiện tại các cơ sở dạy nghề mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ về đào tạo nghề cho các đối tượng đến tuổi lao động, trong khi máy móc, thiết bị thực hành thiếu thốn ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề.