II, Định hướng đầu tư xây dựng cơ bản 1, Quan điểm đầu tư xây dựng cơ bản
2, Mục tiêu cụ thể
2.5, Giáo dục-Đào tạo
Đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực giáo dục, huy động mọi nguồn lực để kiên cố hoá phòng học, xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia ở các cấp học, phát triển mạnh các trung tâm giáo dục cộng đồng, hình thành trường đại học đào tạo đa ngành.
- Nhà trẻ, mẫu giáo: đầu tư tăng tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng lên 80%, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào cấp học này. Tổng vốn đầu tư khoảng 17 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 2 tỷ đồng.
- Tiểu học: đầu tư đưa tỷ lệ các phòng học được kiên cố cao tầng lên 100%, trong 5 năm tới sẽ đầu tư xây dựng đảm bảo 30% số trường đạt trường chuẩn quốc gia, phát triển một số trường dân lập. Tổng số vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng.
- Trung học cơ sở: Kiên cố cao tầng 100% số phòng học, các trường có đủ phòng bộ môn và thư viện theo quy định. Trong thời gian tới đầu tư chuẩn hoá quốc gia 30% số trường, khuyến khích các thành phần kinh tế mở trường dân lập. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 70 tỷ đồng
- Trung học phổ thông: ổn định số lớp công lập như hiện nay, phát triển các trường ngoài công lập, chuyển các trường trung học phổ thông bán công hiện nay thành các trường đân lập. Đến năm 2010 100% các phòng học được kiên cố cao tầng, các trường có đủ phòng học bộ môn và thư viện, lựa chọn đầu tư đưa vào chuẩn quốc gia 11 trường. Đặc biệt trong thời gian tới sẽ đầu tư xây dựng xong Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 120 tỷ đồng.
- Các trường chuyên nghiệp và dạy nghề: củng cố các trường chuyên nghiệp và dạy nghề hiện có, thành lập tại mỗi huyện một Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; đầu tư xây dựng mới trường Cao đẳng kinh tế-kỹ thuật thành trường đại học đa ngành, đầu tư mở rộng trường Cao đẳng y tế; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường Trung cấp Nông nghiệp, trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật để nâng lên thành trường cao đẳng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các trung tâm và cơ sở dạy nghề, trong đó có trường dạy nghề quốc tế ở Cẩm Điền (Cẩm Giàng). Tổng vốn đầu tư dự kiến 200 tỷ đồng.
2.6, Văn hoá-xã hội, thể dục thể thao
- Văn hoá: Đầu tư cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, phát huy giá trị di sản văn hoá kết hợp với phát triển du lịch; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin, nâng cao một bước đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Định hướng đầu tư trong thời gian tới như sau: đầu tư cho các công trình văn hoá cấp huyên, xã, phường (đảm bảo đến năm 2010 có 100% só xã
có nhà văn hoá, 100% huyện, thành phố có thư viện theo đúng tiêu chuẩn, 40% xã có thư viện); tiến hành quy hoạch và đầu tư xây dựng trung tâm văn hoá kết hợp với thể thao ở các huyện; tập trung đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá lớn của tỉnh (trung tâm hội nghị tỉnh, thư viện tỉnh, khu triển lãm tổng hợp của tỉnh, biểu tượng tỉnh Hải Dưong). Tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
- Đầu tư giải quyết các vấn đề xã hội: Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện về sinh hoạt, học tập, ăn ở cho các đối tượng chính sách, các trung tâm bảo trợ xã hội, nhân đạo; quan tâm công tác quy hoạch xây dựng hệ thống nghĩa trang nhân dân, nhất là trong các khu đô thị, thị trấn, thị tứ đảm bảo cảnh quan môi trường; quan tâm đầu tư các công trình phát huy truyền thống cách mạng; tiếp tục thực hiện đầu tư hạ tầng phục vụ chương trình xoá đói giảm nghèo, xóa nhà tranh tre,..Tổng vốn đầu tư khoảng 223 tỷ đồng.
- Thông tin: Kiện toàn và nâng cấp cơ sở vật chất trang bị phương tiện hệ thống phát thanh truyền hình từ tỉnh đến huyện và xã, đảm bảo công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân. Đến năm 2010, tất cả các đài phát thanh của các huyện thành phố được đầu tư nâng cấp, 100% số xã trong tỉnh có hệ thống phát thanh; mở rộng mạng lưới truyền hình cáp tới 80% địa bàn thành phố Hải Dương; đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng thu phát sóng và đa dạng hoá các chương trình của Đài truyền hình Hải Dương.
Tổng vốn đầu tư 35 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách.
- Thể dục thể thao: Củng cố và hoàn thiện mạng lưới thể dục thể thao cấp cơ sở, tăng cường công tác xã hội hoá. Trong đó, trọng tâm là nâng cấp các sân vận động trung tâm các huyện, thành phố; xây mới sân vận động tỉnh Hải Dương có quy mô 30.000 chỗ ngồi đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu quốc tế; nâng cấp câu lạc bộ bóng bàn, bắn súng tỉnh đảm bảo đạt tiêu chuẩn luyện tập
và thi đấu quốc gia; hoàn thiện cơ sở vật chất trường nghiệp vụ thể dục thể thao thành một trung tâm đào tạo cán bộ nghiệp vụ thể dục thể thao và các vận động viên năng khiếu.
Tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, trong đó ngân sách đầu tư 190 tỷ đồng, huy động trong dân 10 tỷ đồng.
2.7, Quản lý nhà nước
Tiến hành quy hoạch và tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao điều kiện làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước khối sở, ban, ngành của tỉnh, trong đó có các công trình lớn như: Trụ sở làm việc HĐND và UBND tỉnh Hải Dương, toà thị chính thành phố Hải Dưong, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh Hải Dưong,.. Hoàn thiện cơ sở vật chất đối với trụ sở làm việc khối cơ quan Đảng, chính quyền cấp huyện; hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở các xã, dự kiến trong 5 năm tới hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho 100% xã trong tỉnh. Tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.