II, Định hướng đầu tư xây dựng cơ bản 1, Quan điểm đầu tư xây dựng cơ bản
2, Mục tiêu cụ thể
2.8, Khoa học công nghệ và môi trường.
+ Khoa học công nghệ: tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, tiếp tục đầu tư các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ; phát triển công nghệ thông tin, hoàn thiện mạng Internet của tỉnh; xây dựng hệ thống thông tin tác nghiệp, cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin tổng hợp chuyên ngành; tăng cường ứng dụng các phần mềm tin học trong công tác quản lý; đẩy mạnh hoạt động quản lý đo lường-tiêu chuẩn-chất lượng, mở rộng mô hình đo lường cấp huyện. Quy hoạch và phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ cho phép xây dựng Khu công nghệ cao quy mô 45ha ở thành phố Hải Dương.
Tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 100 tỷ đồng, ngân sách địa phương 20 tỷ đồng, vốn tín dụng 180 tỷ đồng, vốn dân doanh 50 tỷ đồng.
+ Môi trường: Thực hiện tốt công tác đánh giá tác động môi trường, tập trung xử lý ô nhiễm tại các làng nghề, bệnh viện, trường học, khu dân cư; xử lý chất thải rắn, nước thải của các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2010 sẽ có 100% số bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng y tế; các trường học đều có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Hoàn thành dự án nhà máy xử lý rác thải và dự án xử lý nước thải thành phố Hải Dương về cơ bản đến năm 2010 không còn tình trạng ngập úng trong thành phố Hải Dương. Đầu tư phương tiện, thiết bị vận chuyển và thu gom rác thải, nâng cao năng lực thu gom rác. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động quản lý môi trường.
Tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 25 tỷ đồng, ngân sách địa phương 35 tỷ đồng, vốn ODA 130 tỷ đồng, vốn dân doanh 10 tỷ đồng.