Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Duy Tường.pdf (Trang 33 - 40)

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu. Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trãi các chi phí. Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng, việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Hình 2:TỔNG DOANH THU QUA BA NĂM 2006– 2008

147.571.507 8.898.335.031 9.125.607.452 0 1.000.000.000 2.000.000.000 3.000.000.000 4.000.000.000 5.000.000.000 6.000.000.000 7.000.000.000 8.000.000.000 9.000.000.000 10.000.000.000 Đ n g 2006 2007 2008 Nă m Doanh thu

GVHD: Cô Lê Phước Hương 24 SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Giao

Bảng2: DOANH THU CỦA CÔNG TY THEO KẾT CẤU MẶT HÀNG KINH DOANH

ĐVT: đồng

(Nguồn: Phòng kế toán)

Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

STT Mặt hàng

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 ĐTDĐ Nokia 35.120.121 23,80 1.899.106.472 21,34 1.914.237.550 20,98 1.863.986.351 5.307,46 15.131.078 0,80 2 ĐTDĐ Samsung 4.264.850 2,89 768.265.176 8,63 785.235.188 8,60 764.000.326 17.913,89 16.970.012 2,21 3 ĐTDĐ Motorola 2.438.655 1,65 155.183.085 1,74 148.453.921 1,63 152.744.430 6.263,47 (6.729.164) (4,34) 4 ĐTDĐ Sony Ericsson 1.157.893 0,78 30.178.907 0,34 35.615.736 0,39 29.021.014 2.506,36 5.436.829 18,02 5 ĐTDĐ Vcall 28.945.320 19,61 1.621.620.750 18,22 1.847.235.564 20,24 1.592.675.430 5.502,36 225.614.814 13,91 6 ĐTDĐ I-Mobile 2.765.238 1,87 145.907.595 1,64 155.376.525 1,70 143.142.357 5.176,49 9.468.930 6,49 7 ĐT cố định 255.000 0,17 542.000 0,01 640.000 0,01 287.000 112,55 98.000 18,08 8 Sim 8.453.565 5,73 241.660.164 2,72 327.594.228 3,59 233.206.599 2.758,68 85.934.064 35,56 9 Thẻ cào 45.520.341 30,85 3.362.708.759 37,79 3.451.186.987 37,82 3.317.188.418 7.287,27 88.478.228 2,63 10 Khác 18.650.524 12,64 673.162.123 7,57 460.031.753 5,04 654.511.599 3.509,35 (213.130.370) (31,66) Tổng 147.571.507 100 8.898.335.031 100 9.125.607.452 100 8.750.763.524 5.929,85 227.272.421 2,55

Hình 3: DOANH THU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA BA NĂM

2006– 2008

Do lĩnh vực hoạt động của côn g ty TNHH TM DV Duy Tư ờng là kinh doanh, buôn bán các mặt hàng điện thoại di động. Vì vậy doanh thu chủ yếu mà công ty đạt được là giá trịcủa việc bán các mặt hàng trên.

Qua bảng2 và hình 2 ta thấy tổngdoanh thu biến động tăng dần qua 3 năm. Nhưng do năm 2006, công ty m ới thành lập, số liệu chỉ hạn chế trong 3 tháng, nên phần này tập trung phân tích sự biến động doanh thu qua 2 năm 2007 và 2008. Cụ thể như sau:

Năm 2006 doanh thu đạt 147.571.507 đồng trong 3 tháng, đến năm 2007 tổng doanh thu đạt được 8.898.335.031 đồng. Và trong năm 2008 con số tổng doanh thu đạt được là 9.125.607.452 đồng, điều này cho thấy đã tăng hơn năm 2007 là 227.272.421 đồng, nếu xét về phần trăm thì tổng doanh thu trong năm 2008tăng hơn so với năm 2007 là 2,55%.

Sở dĩ tổng doanh số trong năm 2008 tăng hơn 2007 không quá cao như c ủa năm 2006 là vì năm 2006 công ty mới đi vào hoạt động được 3 tháng và trong

Năm 2006 12,64% 23,80% 30,85% 19,61% 5,73% 2,89% Năm 2007 2,72% 18,22% 8,63% 21,34% 7,57% 37,79% Năm 2008 37,82% 5, 04% 20,98% 8,60% 20,24% 3,59% ĐTDĐ Nokia ĐTDĐ Samsung ĐTDĐ Motorola ĐTDĐ Sony Ericsson ĐTDĐ Vcall ĐTDĐ I-Mobile ĐT cố định Sim Thẻ cào Khác

thời gian đầu công ty ch ưa mạnh dạn dự trữ nhiều h àng hoá để kinh doanh mà chỉ thăm dò thị trường nhằm tránh rủi ro. V à đến cuối năm 2006 với kết quả đã đạt được cùng với sự nhạy bén trong việc nắm bắt giá cả công ty đã dự trữ được nhiều hàng hoá hơn, đến năm 2007 khi mà giá cả trên thị trường có nhiều biến động thì công ty vẫn đủ khả năng cung cấp hàng hoá cho khách hàng với giá cả chấp nhận được. Mặc khác trong năm 2007, công ty đã mở thêm chi nhánh giảng dạy lớp sữa chữa điện thoại di động, đó cũng góp phần l àm tăng doanh thu cho công ty. Và theo tiến trình đó mà đến năm 2008, công ty vẫn tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Để hiểu cụ thể hơn ta sẽ lần lượt đi vào phân tích sự tăng, giảm doanh thu của từng mặt hàng qua từng năm được lần lượt thể hiện qua hình 4 và hình 5 biểu diễn sự biến động của từng mặt hàng qua ba năm từ năm 2006 đến năm 2008.

 Trước tiên là mặt hàng điện thoại di động. Qua hình 3 và hình 4 ta thấy doanh thu của mặt hàng ĐTDĐ Nokia năm 2006 đạt 35.120.121 đồng, chiếm 23,8% trong tổng doanh thu. Sang năm 2007 doanh số bán ĐTDĐ Nokia tăng 1.863.986.351 đồng so với năm 2006. Có thể nói sang năm 2007 với việc mở rộng thêm việc kinh doanh đã làm cho doanh thu các mặt hàng đều tăng và mặt hàng Nokia cũng vậy.Đây là loại điện thoại đang bán chạy nhất trên thị trường và ở công ty cũng không ngoại lệ nhờ v ào thương hiệu nổi tiếng với đa chức năng, giá cả hợp lý và chất lượng hoàn hảo. Bên cạnh đó do tâm lý người tiêu dùng đã tin tưởng vào mặt hàng này; vì vậy đã làm cho doanh số tiêu thụ mặt hàng này tiếp tục tăng lên 15.131.078 đồng trong năm 2008, tương ứng tăng 0,8%.

 Còn ở mặt hàng ĐTDĐ Samsung cũng tăng theo. Nếu như trong năm 2006 chỉ đạt 4.264.850 đồng thì trong năm 2007 là 768.265.176 đồng. Đến năm 2008 doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng ở mức 785.235.188 tức l à đã tăng 16.970.012 đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là cũng là do sức cạnh tranh trên thị trường, giá điện thoại Samsung trong năm này cũng giảm so với năm 2007, với lại cũng có nhiều mặt hàng mới, kiểu dáng đẹp, vì thế đã thu hút được khách hàng là giới trẻ và số lượng bán ra cũng được nhiều hơn do đó doanh thu vẫn tiếp tục tăng.

 Đối với mặt hàng Motorola, trong năm 2006 là 2.438.655 đ ồng chiếm tỷ trọng là 1,65% so với tổng doanh thu. Nh ưng sang năm 2008 thì doanh thu của mặt hàng này giảm 6.729.164 đồng tương ứng 4,34% so với năm 2007. Mặt hàng này giảm là do sức cạnh tranh trên thị trường quá lớn, và trong năm 2008 lại có nhiều mặt hàng mới. Vì thế trong năm này doanh thu của mặt hàng này đã giảm hơn so với năm 2007.

Hình 4: DOANH THU CÁC MẶT HÀNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG QUA 3 NĂM 2006-2008

Ở mặt hàng Sony Ericsson và I-Mobile doanh thu vẫn tiếp tục tăng qua 3 năm do giá thị trường giảm, lại có thêm mẫu mã mới. Riêng đối với mặt hàng I- Mobile giá đã mềm mà lại còn giảm do đó rất phù hợp với những khách hàng có thu nhập thấp và nhờ vào lượng bán ra tăng nên doanh thu cũng tăng lên.

Đối với mặt hàng Vcall thì năm 2008 đã tăng tương đối nhiều so với năm 2007. Ở năm 2006, nó đã đứng hàng thứ 2 về doanh thu của công ty, chỉ sau thương hiệu nổi tiếng Nokia. Mặc dù là nhãn hiệu mới, và cũng còn mới mẻ đối với nhiều khách hàng, nhưng với tính năng vượt trội, giá phổ thông, mẫu mã hợp thời trang, độ bền cao mà mặt hàng này đã thu hútđược nhiều đối tượng, chủ yếu là giới trẻ.Mặc khác nó cũng được mệnh danh là “hàng xách tay, giá m ềm” và vì những lý do đó mà doanh thu của mặt hàng này chiếm tỷ trọng tương đối cao, ở năm 2007 với doanh thu là 1.621.620.750 đồng, chiếm 18,22%; năm 2008 là

0 5 0 0 . 0 0 0 . 0 0 0 1 . 0 0 0 . 0 0 0 . 0 0 0 1 . 5 0 0 . 0 0 0 . 0 0 0 2 . 0 0 0 . 0 0 0 . 0 0 0 2 . 5 0 0 . 0 0 0 . 0 0 0 Đ T D Đ N o k i a Đ T D Đ S a m s u n g Đ T D Đ M o t o r o l a Đ T D Đ S o n y E r i c s s o n Đ T D Đ V c a l l Đ T D Đ I - M o b i l e M ặ t h à n g Đ T D Đ Đ n g 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8

20,24% với số tiền là 1.847.235.564 đồng. Đây cũng là mặt hàng đem lại doanh thu đáng kể cho công ty.

Qua đó cho thấy những sản phẩm với thương hiệu mạnh, chất lượng tốt, giá hợp lý, hợp thời trang luôn đem lại hiệu quả kinh doanh rất cao, vì vậy nếu chú trọng ở khâu xây dựng thương hiệu của công ty thì doanh thu mà công ty đạt được sẽ còn cao hơn bây giờ nhiều.

 Đối với các mặt hàng còn lại,qua hình 3 và hình 5 ta thấy năm 2006 các mặt hàng này chiếm doanh thu không đáng kể ngoại trừ thẻ cào chiếm gần bằng 1/3 trên tổng doanh thu.

Do công ty Duy Tường kinh doanh chủ yếu l à điện thoại di động nên mặt hàng điện thoại cố định không được bán chạy, cụ thể năm 2006, doanh thu là 255.000 đồng, đến năm 2007 l à 542.000 đồng tăng 287.000 đồng so với năm 2006. Năm 2008 doanh thu ti ếp tục tăng 98.000 đồng so với năm 2007. Mặc dù là mặt hàng không được bán chạy nhưng doanh thu hàng năm vẫn tăng. Vì thế công ty vẫn tiếp tục kinh doanh mặt h àng này nhưng số lượng tồn kho không lớn.

Hình 5: DOANH THU CÁC MẶT HÀNG CÒN LẠI QUA 3 NĂM 2006-2008

Đối với Sim và thẻ cào thì đây là nguồn thu tất yếu cho bất kỳ cửa hàng điện thoại di động nào vì thế đối với công ty TNHH Duy T ường cũng không ngoại lệ. Cụ thể như sau, năm 2006 mặc dù chỉ mới hoạt động được 3 tháng nhưng doanh thu từ Sim là 8.453.565 đồng và từ thẻ cào là 45.520.341 đồng. Đến

0 5 0 0 .0 0 0 .0 0 0 1 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 1 .5 0 0 .0 0 0 .0 0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 2 .5 0 0 .0 0 0 .0 0 0 3 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 3 .5 0 0 .0 0 0 .0 0 0 4 .0 0 0 .0 0 0 .0 0 0 Đ T cố đ ịn h S im Th ẻ cà o K h á c M ặ t hà ng Đ n g 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8

năm 2007, công ty đã hoạt động ổn định và con số này lại tiếp tục tăng kể cả thẻ Sim lẫn thẻ cào. Đối với thẻ Sim là 241.669.164 đồng chiếm tỷ trọng 2,72%, còn thẻ cào là 3.362.708.759 đ ồng chiếm 37,79%. Đây là con số chiếm hơn 1/3 của tổng doanh thu năm 2007. Vì thế cũng có thể nói thẻ cào cũng là một nguồn thu chủ yếu của công ty. Đến năm 2008, con số này tiếp tục tăng, cụ thể là đối với thẻ Sim năm 2008 tăng 85.934.064 đồng với tỷ lệ 35,56% so với năm 2007. Lý do tăng là vì năm 2008 đã bùng nổ hàng loạt chương trình khuyến mãi như mua Sim được cộng thêm tiền hơn cả gấp đôi vào tài khoản, rồi Viettel đã phát hành thêm dịch vụ mới tomato - nghe mãi mãi,… vì th ế đã thu hút được nhiều khách hàng làm cho doanh thu từ Sim cũng tăng lên. Bên cạnh đó đối với thẻ cào cũng không ngoại lệ, năm 2008 đã tăng 88.478.288 đồng với 2,63% so với năm 2007 vì cùng với việc khuyến mãi khi mua Sim, thì còn có thêm chương trình tặng 30%, 50%, 100% vào tài khoản khi khách hàng nạp tiền, và không cần phải nói thì nhu cầu nạp tiền vào tài khoản là không thể thiếu đối với những ai sử dụng điện thoại di động. Và khi số lượng điện thoại di động bán ra càng nhiều thì nhu cầu này càng tăng lên do đó vi ệc tăng doanh thu từ thẻ cào hay thẻ sim là điều tất yếu.

Còn đối với những mặt hàng khác của công ty như một số ít loại điện thoại di động của các hãng khác, linh kiện điện thoại,… ở năm 2007 tăng so với năm 2006, đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên đến năm 2008, thì những mặt hàng khác này đã giảm 213.130.370 đồng vì phần lớn điện thoại di động giờ đã rất thịnh và giá thì không còn cao nữa, do đó nếu có bị hỏng, hay hết hạn bảo hành thì người ta sẳn sàng mua điện thoại mới, và phần lớn khách hàng điều có nhu cầu sử dụng điện thoại với những th ương hiệu danh tiếng, do đó những mặt hàng điện thoại có thương hiệu không phổ biến thì không được ưa chuộng do độ bền không cao, linh kiện sữa chữa thì tương đối hiếm.

Qua phân tích trên và hình 3 ta thấy, điện thoại di động Nokia, Vcall và thẻ cào là ba mặt hàng góp phần đem lại doanh thu cao hơn so với các mặt hàng còn lại. Nguyên nhân dẫnđến kết quả này là do thương hiệu Nokia có từ lâu và là lại thương hiệu mạnh, có uy tín nên nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng. Còn Vcall cũng tăng đều qua các năm là do đây là mặt hàng có giá cả rẻ, rất phù hợp với đối tượng người tiêu dùng có thu nhập thấp. Đối với mặt hàng

thẻ cào thì đó là điều tất yếu bởi nhu cầu sử dụng điện thoại c àng tăng thì mặt hàng này cũng càng tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn so với số lượng điện thoại bán ra.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Duy Tường.pdf (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)