Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử báo chí thế giới (Trang 78 - 84)

- Kết hợp giữa thông tin đời thường, thông tin giải trí và thông tin chiến đấu

2. Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam

2.1 Xu hướng thương mại hóa báo chí biểu hiện rõ rệt

Cũng như tất cả các tờ báo trên thế giới, báo chí Việt Nam cũng đang phải vật lộn với cuộc đấu tranh để duy trì nguồn thu nhập cho mình. Nguồn thu từ doanh thu bán báo đã gần như không còn ý nghĩa. Các tờ báo đang phải cố gắng thu hút quảng cáo để bù lại nhiều khoản chi phí: chi phí phát hành, nhuận bút, lương cho phóng viên… Trong vài năm trở lại đây, ngành quảng cáo của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đó cũng là một cơ hội để báo chí tận dụng. Các tờ báo lớn ra hằng ngày hiện nay đều có những trang quảng cáo riêng biệt, in thêm với các thông tin hằng ngày…

Trong lĩnh vực truyền hình, những chương trình mang tính thương mại cũng phát triển, dưới hình thức tài trợ cho các chương trình, quảng cáo đã len lỏi vào công chúng. Đài truyền hình Việt Nam cũng thành lập một trung tâm quảng cáo riêng: Tvad chuyên sản xuất các đoạn phim quảng cáo trên sóng truyền hình.

Trên các trang báo điện tử, một diện tích lớn của khuôn hình đã được nhường chỗ cho các banner, các logo quảng cáo…

Quá trình thương mại hóa báo chí là một quá trình tất yếu để tồn tại, tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải thực hiện sao cho nội dung thông tin đem đến cho công chúng phải chân thật và không được phép đăng tin chỉ vì tiền

2.2 Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí

Tập đoàn báo chí là các tập đoàn đa thông tin, tham gia vào các lĩnh vực in ấn, xuất bản, nghe nhìn (phát thanh, truyền hình, vô tuyến, hữu tuyến, viễn tin học...)

Thực chất của các tập đoàn báo chí cũng chính là các tập đoàn kinh tế, hay nói cách khác là do quá trình vận động và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, thì các tập đoàn nhỏ bao giờ cũng có xu hướng tích tụ lại trở thành các tập đoàn lớn. Các tập đoàn lớn ấy lý do nó hình thành các tập đoàn lớn bởi vì chỉ có tập đoàn lớn với quy mô hoạt động rộng, nguồn lực hoạt động mạnh mẽ nó mới có điều kiện tồn tại, phát triển trong môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt ở các nến kinh tế của các nước TBCN ở Phương Tây.

Trên thế giới cũng có một số tập đoàn báo chí nổi tiếng như tập đoàn Ga-net, New York Time, Washington Post... (Mỹ), Sunday Time, Sun, News of the World... (Anh)...

Với Việt Nam, tập đoàn báo chí là một mô hình mới, hiện nay, một số tờ báo cũng bước đầu hoạt động với mô hình tập đoàn. Đó là điều tất yếu để tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh. Báo chí nước ta trong 5 năm trở lại đây phát triển năng động về số lượng và chất lượng trên tất cả lĩnh vực báo chí – truyền thông. Mặc dù, theo nhận định của thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Đỗ Quý Doãn, “trong số 500 cơ quan báo chí thì thực chất chỉ có khoảng 50 tờ báo là có thể tự chủ được về mặt tài chính, còn lại là ngân sách cấp, và mỗi năm con số này lên đến hơn 40 tỷ đồng!”, nhưng tình hình sẽ chuyển đổi theo hướng sắp xếp lại “những trường hợp chồng chéo về tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ và kiên quyết xử lý những tờ báo sai có nhiều sai phạm và sai phạm liên tục, chất lượng kém, cơ quan chủ quản buông lỏng hoàn toàn cho cơ

quan báo chí muốn làm gì thì làm”, “giảm bớt số đầu mối cơ quan báo chí và tăng mô

hình một cơ quan báo chí trong đó có một vài ấn phẩm theo kiểu phát triển quy tụ”. Đó là nỗ lực của cơ quan chức năng nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa khả năng quản lý và số lượng cơ quan báo chí.

Tiến sĩ Đào Duy Quát, tổng biên tập website Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Ban tư tưởng văn hoá trung ương đã đưa ra quan điểm “gắn kinh tế với báo chí để báo chí phát triển” và “Phải hình thành những tập đoàn báo chí tự sống, tự phát triển chứ không chờ bao cấp”.

Trong giới báo chí nhiều người bàn về vấn đề thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam, một số lãnh đạo các cơ quan báo chí cũng đã tuyên bố sẽ phát triển cơ quan báo chí của mình thành “Tập đoàn Báo chí”. Một số tờ báo ở TP Hồ Chí Minh cũng đã manh nha hoạt động theo mô hình tập đoàn như Saigon Times Group.

“Saigon Times Group” là một trong những tờ báo của TP. HCM manh nha muốn trở thành Tập đoàn báo chí lớn mạnh trong cả nước. “Saigon Times Group” là một cơ quan hoạt động trong lĩnh vực báo chí (có hai tờ tiếng Việt và hai tờ tiếng Anh) với mục tiêu thông tin chủ trương, chính sách của nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, thông tin kinh tế đối ngoại, quảng bá văn hóa, du lịch, góp phần phục vụ và xây dựng lực lượng doanh nhân Việt Nam. “Saigon Times Group” thường xuyên tổ chức nhiều chương trình vận động xã hội nhằm phục vụ cho định hướng hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư và làm công tác xã hội. Saigon Times Group cũng hợp tác xuất bản sách kinh tế - kỹ thuật, và xuất bản đĩa CD-ROM nhằm giúp độc giả có thể tìm lại tin tức, bài vở đã đăng trên các tờ báo của “Saigon Times Group”.

Ngoài ra, tờ báo Sài Gòn giải phóng cũng là một tờ nhật báo lớn có tiếng trong cả nước. Báo Sài Gòn Giải Phóng là nhật báo lớn của Việt Nam, trực thuộc Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, có số lượng phát hành mỗi ngày lên tới trên 200.000 bản. Số lượng cán bộ phóng viên, công nhân viên trên 500 người. Báo có một nhà in. Báo Sài Gòn Giải Phóng hiện có tất cả bảy ấn phẩm: Nhật báo Sài

Gòn Giải Phóng (phát hành hàng sáng) tiếng Việt, Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng tiếng Hoa (phát hành hàng sáng), Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng 12 giờ (phát hành vào giờ trưa), Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng Thể Thao, Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, báo tiếng Anh Saigon Guide (phát hành thứ Hai và thứ Sáu), báo Đầu tư Tài chính (phát hành thứ Hai và thứ Năm).

Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu báo chí và tuyên truyền: “Việc xây dựng và phát triển các Tập đoàn báo chí ấy hầu như một con

đường tất yếu phải dẫn tới. Bởi vì đất nước chúng ta báo chí cũng áp dụng vào nền kinh tế thị truờng, tất nhiên là có định hướng XHCN. Tuy nhiên là việc xây dựng các Tập đoàn báo chí ở Việt Nam cũng cần xem xét ở tất cả mọi khía cạnh để vừa đảm bảo chúng ta có tập đoàn báo chí truyền thông lớn mạnh, đảm bảo những tập đoàn ấy có sức mạnh nhất định trong việc tác động vào đời sống nhất định trong lĩnh vực truyền thông và cái quyền lực ấy góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách kinh tế - xã hội, quân sự, quốc phòng, an ninh của Đảng, nhà nước một cách thắng lợi. Nhưng mặt khác các tập đoàn này cũng phải đảm bảo được nó phát triển để trở thành những quyền lực về mặt kinh tế hay nó tạo nên quyền lực lớn về mặt kinh tế, tức là nó vẫn là một tập đoàn kinh tế. Chính vì thế cần phải cân nhắc các khia cạnh một cách bài bản, có nghiên cứu bước đi cẩn thận. Đặc biệt trong quá trình xây dựng và phát triển các tập đoàn ấy thì nên tính toán thực hành một số bước thí nghiệm rồi sau đó tiến hành ở mức độ rộng lớn hơn”.

Ngày 30/9/2005, Bộ Văn hoá – Thông tin họp báo về việc Chính phủ đã ban hành Quyết định 219, phê duyệt chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có việc đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí tại Việt Nam. Tuy một số tờ báo ở TP.HCM đã manh nha hoạt động theo mô hình này, như Saigon Times Group, song tính đến thời điểm đó, việc xây dựng đề án và định ra tiêu chí cụ thể cho mô hình tập đoàn báo chí hầu như chưa có.

Liền ngay sau đó, thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin đã trả lời chi tiết trên tờ VNExpress xoay xung quanh vấn đề thành lập các tập đoàn báo chí.

Về mặt thời điểm, ông Doãn khẳng định mô hình tập đoàn báo chí đang là xu hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả ở châu Á, mặt khác, vào thời điểm hiện nay, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và thực tế cũng đang manh nha hình thành các tập đoàn báo chí.

Về mô hình, trước mắt, theo chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, sẽ thử nghiệm xây dựng các tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí có các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật tạo nguồn thu cho hoạt động báo chí. Còn theo phác thảo của ông Doãn, tập đoàn phải có hạt nhân là một cơ quan báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, Internet), làm ra nhiều ấn phẩm báo chí, bên cạnh đó là những hoạt động bổ trợ phục vụ phát triển báo chí, nhưng không phải là phép cộng cơ học các toà báo. Phác thảo này được đưa ra sau khi Bộ Văn hoá – Thông tin đã có tham khảo một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc… Đưa ra phác thảo này, ông Doãn cho thấy “chưa có cơ quan báo chí nào ở Việt Nam có đầy đủ thực lực và cơ cấu thích hợp để hình thành tập đoàn thực sự”. Tuy nhiên, ngay cả hai điều cơ bản nhất là định nghĩa và tiêu chí thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn chưa thể đưa ra được. Ông Doãn chỉ có thể đưa ra một nguyên tắc “không áp dụng rập khuôn” mô hình của bất kì nước nào do các khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, dân trí; và gợi mở thêm một số vấn đề: ở Việt Nam, chủ tịch tập đoàn có quyền bổ nhiệm Tổng Biên Tập hay không, các tổ chức trong tập đoàn sẽ hoạt động như thế nào, làm sao giải được các “bài toán” về tính chuyên nghiệp trong quản lý của các toà soạn và trong tác nghiệp của các nhà báo, về điều kiện cơ sở vật chất của các tờ báo, …

Về hoạt động tài chính, ông Doãn trưng ra mô hình của các tập đoàn báo chí nước ngoài: tự chủ về mặt tài chính, tự trang trải kinh phí hoạt động, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước (chỉ sau ngành viễn thông), và khẳng định chỉ các tờ báo mạnh mới nên thành lập tập đoàn.

Về giải pháp thúc đẩy sự phát triển xu hướng hình thành tập đoàn báo chí, điều đơn giản nhất và cũng hiện thực nhất mà Chính phủ nghĩ tới là thành lập một

trường báo chí quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động báo chí. Tuy nhiên, điều cần trao đổi lại ở đây là: không nên chỉ đào tạo đội ngũ viết báo (điều này các trường báo chí đã làm nhưng hiệu quả chưa cao), mà để phù hợp với tình hình mới, quan trọng nhất là phải đào tạo đội ngũ người làm báo và đội ngũ quản lý báo chí (quản lý phải theo kịp thực tiễn chứ không phải quản lý không được thì cấm).

Với tất cả sự thận trọng, các câu hỏi xoay xung quanh “tập đoàn báo chí” lần lượt được Bộ Văn hoá – Thông tin và những người có quan tâm đặt ra và chờ lời giải đáp cụ thể từ phía các cơ quan báo chí lớn, đủ thế và lực trong nước .

Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam hiện nay thì xu hướng thành lập nên các tập đoàn báo chí sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong tương lai gần. Ở Việt Nam hiện nay, tuy một số cơ quan báo chí nhận được sự khuyến khích từ phía nhà nước, nhưng kinh nghiệm trên thế giới cho thấy tính hiệu quả của các tập đoàn báo chí chỉ có thể đạt được nếu tờ báo có sự phát triển căn cơ về thế và lực, không nên chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, việc có thành lập được tập đoàn báo chí hay không còn phụ thuộc vào khả năng đổi mới tư duy và tốc độ hoạch định chính sách của nhà nước.

Năm 2010 không phải là một mốc quá gần cho sự ra đời của các tập đoàn báo chí, nhưng là là một mốc quá gần cho sự lớn mạnh của các tập đoàn này. Tuy nhiên, nhìn lại tốc độ phát triển của đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam trong 5 năm qua, có lẽ mục tiêu trở thành tập đoàn báo chí quy mô quốc gia không phải là quá khó thực hiện.

2.3 Xã hội hóa báo chí ở Việt Nam

a. Sự phát triển của “nhà báo công dân”

Blog giờ đã quá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam, phát triển và bắt đầu nở rộ cách đây 2 năm, cho đến nay blog đã trở thành món ăn tinh thần của giới trẻ.

Với sự phát triển của blog mà báo chí cũng tìm thêm được một nguồn thông tin mới cho mình. Rất nhiều nhà báo đã chịu khó tìm những đề tài từ các trang blog cá

nhân để có tin bài cho mình. Những người tham gia cộng đồng ảo đôi khi có những bài viết sắc xảo mà không phải một phóng viên, một nhà báo nào cũng có thể thực hiện được.

Cũng giống như các quốc gia khác, sự phát triển của công nghệ đã giúp cho mọi người có thể hoàn thành một sản phẩm truyền thông một cách dễ dàng. Chỉ cần một chiếc điện thoại có thể quay phim được, mỗi công dân đều trở thành nhà báo. Tại Việt Nam đã có nhiều chương trình tiếp nhận các clip của khán giả để phát sóng. Ví dụ như chương trình “blog giao thông” đã tận dụng hiệu quả những cảnh quay của khán giả để làm mới thêm chương trình của mình. Hay như chương trình “Clip của tôi” trên kênh VTV6 chuyên phát các clip do chính các bạn trẻ thực hiện.

Bên cạnh các trang blog, thì hệ thống chia sẻ video trực tuyến cũng đang phát triển, nếu như trên thế giới có Youtube.com, metacafe.com… là những trang chia sẻ clip hàng đầu thì tại Việt Nam, clip.vn đang chiếm ưu thế. Với ưu thế là không hạn chế thể loại (trừ nội dung mà pháp luật cấm) nên mọi người có thể thỏa sức sáng tạo và chia sẻ cho mọi người.

Mặc dù vẫn chưa được thừa nhận về vai trò của mình, nhưng các “nhà báo công dân” cũng đã góp phần tạo nên một nguồn thông tin đa chiều về các sự kiện. Trong tương lai xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp tục phát triển,

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử báo chí thế giới (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)