CHƯƠNG II – XU HƯỚNG CỤ THỂ VỚI TỪNG LOẠI HÌNH 1 Đối với báo in

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử báo chí thế giới (Trang 29)

8. Báo chí công dân

CHƯƠNG II – XU HƯỚNG CỤ THỂ VỚI TỪNG LOẠI HÌNH 1 Đối với báo in

1. Đối với báo in

Trong xã hội hiện đại, những phương tiện truyền thông có lợi thế về tính nhanh nhạy ngày càng được công chúng quan tâm nhiều hơn. Truyền hình, phát thanh với số lượng kênh tăng lên, nội dung phong phú hơn, thông tin được cập nhật với tốc độ nhanh hơn và ngày càng tỏ ra có ưu thế hơn so với báo viết. Đặc biệt từ năm 1997 nước ta có mạng internet thì cũng là lúc đánh dấu sự xuất hiện của một loại hình truyền thông mới đó là báo mạng cho phép cập nhật thông tin nhanh chóng và liên tục. Loại báo này đang thu hút một lượng lớn độc giả, nhất là các độc giả trẻ. Tình hình hiện tại đã đặt ra một câu hỏi lớn cho báo in: Báo in phải làm gì trong công cuộc

cạnh tranh với các phương tiện truyền thông khác? Và câu trả lời là “đổi mới”, bởi

không đổi mới nghĩa là sẽ chết. Thực tiễn cho thấy ở Trung Quốc có 667 tờ báo phải đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả và không đúng mục đích. Nhiều tờ báo đã mất đi độc giả thân thuộc của mình. Tờ báo tồn tại được là tờ báo biết thích nghi, chịu tìm tòi các con đường hiệu quả nhất đánh vào thị hiếu và đến với trái tim độc giả. Trên thế giới ngay cả những tờ báo đẳng cấp cao, có lượng độc giả lớn và tương đối ổn định cũng không dám loại mình khỏi cái guồng quay cạnh tranh – đổi mới và sàng lọc tất yếu của sự phát triển đó. Và thực tế báo in đang dần hình thành những xu hướng mới để thích nghi và cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác.

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử báo chí thế giới (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)