Sức mạnh của báo chí công dân

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử báo chí thế giới (Trang 25 - 26)

8. Báo chí công dân

8.2 Sức mạnh của báo chí công dân

Có khả năng thông tin nhanh chóng những sự việc vừa xảy ra. Đưa ra cái nhìn khách quan và không bị chi phối bởi bất kì cơ quan nào. Bắt nguồn từ sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nhu cầu được nói lên chính kiến cũng hay bày tỏ quan điểm của mình.

Báo chí công dân (Citizen Journalism) - loại hình báo chí mới sinh ra trong kỷ nguyên Internet, đang trở thành trào lưu mạnh mẽ trên toàn thế giới. Đại diện chính cho báo chí công dân chính là những tờ báo mạng, trang tin tức và cộng đồng web- blog khổng lồ. Một số trang "báo chí công dân" khá nổi tiếng là NowPublic.com, với 99.214 "phóng viên" ở 3651 thành phố, OhmyNews.com, một trong những trang tin điện tử có ảnh hưởng nhất Hàn Quốc hiện nay thu hút hơn 1 triệu độc giả mỗi ngày với 50.000 "nhà báo công dân", YouWitnessNews của Yahoo! chuyên đăng tải nội dung do người dùng gửi về, sau khi đã qua màn chỉnh trang của các biên tập viên chuyên nghiệp, YouTube chuyên đăng tải các đoạn video cá nhân "hút" hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày..., trang tin bách khoa trực tuyến WikiPedia (wikipedia.org) hiện có tới hơn chục ngàn cộng tác viên tích cực, với hàng triệu bài viết dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau (cả tiếng Việt). Nói đến báo chí công dân là phải nhắc tới cộng đồng web - blog. Theo thống kê của hãng nghiên cứu Technorati (Mỹ), hiện tại trên toàn thế giới có khoảng 55 triệu blog (2006) đến nay đã lên tới 72 triệu blog. Cứ 0.5 giây 1 blog ra đời, mỗi ngày trên Internet lại có thêm khoảng 100 nghìn blog mới và khoảng 1,3 triệu đề mục được đăng tải.

Vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ năm 2001, vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London năm 2005 và hàng loạt các thiên tai ở Đông Nam Á đều được những thường dân chụp ảnh, quay phim bằng máy điện thoại di động và nhanh chóng truyền tin đi khắp thế giới. Vai trò của “nhà báo công dân” đã được thiết lập.

Với sự phổ biến của các phương tiện kỹ thuật số, việc truyền dữ liệu - hình ảnh, âm thanh và video - từ ĐTDĐ đến ĐTDĐ hay đưa lên các website ngày càng đơn giản, các nhà báo công dân hoàn toàn có thể phát huy năng lực của mình.

Sự phát triển như vũ bão của mô hình này khiến giới truyền thông toàn cầu phải tự đặt câu hỏi, liệu đây có phải là tương lai của báo chí? Báo chí công dân biến mọi điểm yếu của báo in truyền thống là tốc độ, "đất" đăng tin, nguồn tin và phản hồi của độc giả trở thành những thế mạnh của mình dựa vào sức mạnh của công nghệ. Nó khiến tin tức đã đăng trên báo không có nghĩa là kết thúc, mà thực sự bắt đầu khi công chúng thảo luận về câu chuyện, bổ sung và sửa chữa nó.

Một phần của tài liệu Đề cương môn lịch sử báo chí thế giới (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)