Các quy ước và quy tắc chung trong thanh toán quốc tế : incoterm 2000 và UCP

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 46 - 54)

- Tính linh hoạ t: Với nhiều loại thẻ đa dạng, phong phú , thẻ thích hợp với mọi đối tượng khách hàng , từ những khách hàng có thu nhập thấp đến

1.5Các quy ước và quy tắc chung trong thanh toán quốc tế : incoterm 2000 và UCP

2000 và UCP 600

1.5.1 Incoterm 2000

Trong thương mại quốc tế , việc phân định rủi ro và chi phí trên đường vận chuyển thường rất phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa luật pháp các nước . Chẳng hạn như ở Pháp trong điều 100 của Luật thương mại qui điịnh khi hàng hóa được đưa ra khỏi cửa hàng hoặc ra khỏi phạm vi trách nhiệm của người bán hoặc đang trên đường đi thì mọi rủi ro , hiểm họa đều do chủ sở hữu chúng chịu. Luật của Đức , trong trường hợp tương tự lại qui định mọi rủi ro hiểm họa do người bán chịu (điều 929 trong BGB). Trong thương mại quốc tế nếu không có những quy ước thống nhất các bên sẽ không tránh khỏi những khó khăn , tranh chấp , bởi vậy mà Phòng thương mại quốc tế (CCI) đã soạn ra Incoterms năm 1936 , qui định quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại , để thử giải quyết những vấn đề tồn tại do những bất đồng giữa luật địa phương và những điều cốt yếu trong ngoaị thương gây ra và cũng để quy chuẩn nhiều cách hiểu khác nhau cho một thuật ngữ .

Bằng cách tạo lập những điều kiện thống nhất cũng như đảm bảo tối đa tính khách quan và an toàn của các giao dịch quốc tế, Incoterms của CCI đã được công nhận ở hầu hết các nước trên thế giới.

1.5.1.1 Nhóm E : nơi hàng đi : Bao gồm một loại :

EXW giao tại xưởng : Người bán phải chịu trách nhiệm ít nhất , trách nhiệm duy nhất của anh ta là giao hàng thuộc sự quản lý của người mua tại nhà máy của chính mình .

Tất cả những chi phí cũng như rủi ro tiềm ẩn trong việc chuyên chở đến cảng đến đều thuộc trách nhiệm của người mua và họ cũng là người cung cấp phương tiện . Ngoại trừ có qui ước ngược lại còn người mua sẽ chịu trách nhiệm .

1.5.1.2 Nhóm F : Cước chính chưa trả

Bao gồm ba loại :

a, FCA giao cho người chuyên chở (Free carríes )

Người mua lựa chọn cách thức vận tải và người vận tải , họ phải trả phí vận tải từ nơi lưu kho của người vận tải cho tới địa điểm giao hàng .

Người bán phải giao hàng cho người vận tải do người mua chọn.

Tại thời điểm người vận tải nhận hàng hóa, chi phí và rủi ro được chuyển giao .

Trong trường hợp vận tải hoàn toàn bằng xe tải hoặc hàng đóng công ten nơ người bán có trách nhiệm chất hàng lên và người mua dỡ hàng xuống, mỗi bên chịu các phí tổn tương ứng . Những thủ tục hải quan xuất khẩu thuộc trách nhiệm của người bán .

Người bán phải giao hàng dọc chiều dài tàu , ở trên cảng bốc dỡ hoặc ở trên xà lan . Từ thời điểm đó người mua sẽ chịu trách nhiệm về tất cả mọi chi phí và rủi ro mất mát hay thiệt hại về hàng hóa .

Người mua trả chi phí làm thủ tục hải quan xuất khẩu ,cước phí vận chuyển , chọn tàu vận tải . Tất cả các chi phí và rủi ro liên quan đến vận tải và bốc dỡ tại cảng đến đều do người mua chịu .

c, FOB : Giao hàng trên tàu (Free on board)

Ngưòi bán giao hàng trên boong tàu ở cảng bốc hàng được qui định trước trong hợp đồng bán , họ phải chịu chi phí hải quan xuất khẩu và phí xuất khẩu .

Người mua sẽ chọn tàu vận tải và trả cước phí .

Ngay khi hàng hóa được đưa lên tàu , mọi chi phí và rủi ro được chuyển giao cho người mua .

Người mua phải chọn phương thức vận tải và trả cước phí vận chuyển hàng tới cảng đến .

1.5.1.3 Nhóm C : Cước chính đã trả

Gồm 4 loại :

a, CFR : tiền hàng và cước phí (cost and freight )

Người bán chọn tàu vận tải và trả cước phí vận chuyển tới tận cảng đến đã định trước . Họ cũng chịu trách nhiệm bốc hàng và làm các thủ tục xuất khẩu . Họ trả thuế xuất khẩu hàng hóa .

Ngay khi hàng hóa được đưa lên tàu tại cảng bốc dỡ , rủi ro về việc mất mát hư hại hàng hóa cũng như mọi chi phí phát sinh được chuyển giao cho người mua .

b, CIF : Tiền hàng , phí bảo hiểm và vận tải (cost , insurance and freight ) Giống như quy định ở CFR nhưng người bán có trách nhiệm mua một bảo hiểm đường biển để tránh những rủi ro nất mát hàng hóa trên đường vận chuyển .Họ phải ký ít nhất là một hợp đồng bảo hiểm cho những hư hại hàng hóa chủ yếu tính trên giá trị CFR một khoản 10% . Điều này phải được ghi rõ trong mục liên quan đến tiền của hợp đồng .

Ngay khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển , người mua sé phải chịu trách nhiệm về những hư hại hay mất mát hàng hóa cũng như những chi phí gia tăng trên đường đi .

Việc chuyển giao rủi ro cũng giống như trong FOB và CFR .

c, CPT : cước phí trả tới ( carriage paid to )

Người bán chọn tàu vận tải và trả cước phí vận chuyển tới tận cảng đến đã định trước . Họ cũng chịu trách nhiệm bốc hàng và làm các thủ tục xuất khẩu . Họ trả thuế xuất khẩu hàng hóa . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển , người mua sẽ phải chịu trách nhiệm về những hư hại hay mất mát hàng hóa cũng như những chi phí gia tăng trên đường đi. Họ cũng chịu trách nhiệm trả thuế nhập khẩu và chi phí dỡ hàng xuống .

d, CIP : Cước phí vận chuyển hoặc bốc dỡ và phí bảo hiểm trả tới (cost , insurance and freight paid to )

Ngoài những trách nhiệm phải thực hiện trong CPT , người bán phải cung cấp một hợp đồng bảo hiểm cho những mất mát , hư hại hàng hóa vận chuyển .Hợp đồng này phải bảo hiểm cho ít nhất 10% tổng giá trị hàng hóa .

1.5.1.4 Nhóm D : Nơi hàng đến

Bao gồm 5 loại :

a, DAF : giao hàng tại biên giới (delivered at Frontier)

Đó là khi vượt qua một biên giới nhất định, việc chuyển giao rủi ro và chi phí được thực hiện .

Người bán trả chi phí và chịu những rủi ro cho tới biên giới , họ cũng chịu những chi phí làm thủ tục xuất khẩu.

Người mua sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và nộp thuế trực thu và gián thu kèm theo .

Người bán không bắt buộc phải mua bảo hiểm cho hàng hóa

b, DES : Giao hàng tại tàu (Delivered Ex Ship)

Người bán chọn tàu , trả cước vận chuyển và chịu những rủi ro vận chuyển trên biển cũng như làm các thủ tục xuất khẩu .

Việc chuyển giao chi phí và rủi ro diễn ra khi hàng hóa vẫn nằm trên tàu tại cảng đến và chưa được dỡ xuống.

Người mua sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và nộp thuế trực thu và gián thu kèm theo .

Việc chuyển giao rủi ro và chi phí ngay khi người bán chuyển hàng dưới sự quản lý của ngưòi mua tại cầu cảng được chỉ định trước ở nước nhập khẩu .

Người bán sẽ làm thủ tục nhập khẩu và trả tất cả các loại thuế nhập khẩu kèm theo .

d, DDP : Giao hàng đã nộp thuế (Delivered Duty paid)

Incoterm này qui định trách nhiệm lớn nhất của người bán .

Người bán sẽ phải chịu trácnh nhiệm về mọi việc , chỉ định và trả cước vận chuyển .

Ngay khi hàng hóa được đưa lên tàu tại cảng bốc dỡ rủi ro về việc mất mát hư hại hàng hóa cũng như mọi chi phí phát sinh được chuyển giao cho người mua .

Việc chuyển giao rủi ro và chi phí giống như tại FOB.

Người bán cũng chịu trách nhiệm làm các thủ tục hải quan nhập khẩu , trả thuế và phí cũng như chịu trách nhiệm dỡ hàng . Họ chịu tất cả những rủi ro cho tới khi giao hàng tới tận nơi cho người nhận .

e, DDU : Giao hàng chưa nộp thuế (Delivered Duty Unpaid )

Khác với DDP , chuyển giao hết tất cả trách nhiệm về thuế và lệ phí kèm theo cho người mua .

1.5.2 UCP 600

UCP 500(The Uniform customs and Practice for Documentary Credits ) là những qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do ủy ban kĩ thuật và tập quán ngân hàng (Commission on Banking Technique and Practice ) thuộc phòng thương mại quốc tế ( ICC -The International Chamber of commerce) soạn thảo . Tuy chỉ là sản phẩm của một tổ chức

quốc tế tư nhân chứ không phải là cơ quan chính phủ nhưng UCP đã được chấp nhận rộng rãi ở các nước có hệ thống kinh tế và pháp luật rất khác biệt . Đó là do UCP ban hành lần đầu tiên đã làm giảm sự bất đồng do mỗi quốc gia cố gắng áp dụng một quy tắc riêng về thư tín dụng . UCP 500 đã đạt được mục tiêu là tạo ra một bộ quy tắc hợp đồng từ đó thiết lập sự thống nhất trong thực hành tín dụng chứng từ để những người áp dụng không phải đối phó với sự xung đột pháp luật không đáng có giữa các quốc gia .

Tuy nhiên , UCP 500 cũng không tránh khỏi còn nhiều hạn chế , đó là chưa phản ánh được những thay đổi và phát triển trong lĩnh vực ngân hàng, vận tải và bảo hiểm , hơn nữa ngôn ngữ và cách hành văn đang được sử dụng nhiều chỗ chưa chính xác và thống nhất, dễ gây hiểu lầm . Bởi vậy , tháng 5 / 2003 , Phòng thương mại quốc tế đã ủy quyền cho Ủy ban Kỹ thuật và Tập quán Ngân hàng triển khai sửa đổi bản Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ , ấn phẩm số 500 thành UCP 600. Bản sửa đổi này là kết quả của hơn 3 năm phân tích , rà soát , tranh luận và dung hòa giữa các thành viên của nhóm soạn thảo , Ủy ban Ngân hàng và các Ủy ban quốc gia có liên quan của ICC . Các góp ý rất có giá trị cũng được gửi đến từ Ủy ban về Vận tải và Logistic của ICC, Ủy ban về Pháp luật và Thực hành thương mại và Ủy ban về Bảo hiểm . UCP 600 bao gồm 39 điều , đưa ra các định nghĩa , các qui định về thủ tục , qui trình đối các phương thức thanh toán , trách nhiệm nghĩa vụ của các bên và phương hướng giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến thanh toán bằng L/C.

Bản sửa đổi này bao gồm 39 điều như sau Điều 1:Áp dụng UCP .

Điều 2: Định nghĩa . Điều 3: Giải thích.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 4: Tín dụng và hợp đồng .

Điều 5: Các chứng từ về hàng hóa, dịch vụ và giao dịch. Điều 6: Ngày thanh toán , ngày hết hạn và nơi xuất trình . Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành .

Điều 8: Cam kết của ngân hàng xác nhận . Điều 9: thông báo tín dụng và các sửa đổi . Điều 10: Sửa đổi tín dụng .

Điều 11: Tín dụng và sửa đổi được báo trước và gửi bằng điện. Điều 12: Sự chỉ định .

Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả tiền giữa các ngân hàng . Điều 14: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ .

Điều 15: Xuất trình hợp lệ .

Điều 16: Chứng từ có sai biệt , bỏ qua và thông báo . Điều 17: Các chứng từ gốc và các bản sao.

Điều 18: Hóa đơn thương mại.

Điều 19: Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau .

Điều 20: Vận đơn đường biển .

Điều 21: Giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng . Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu .

Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không .

Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ,đường sắt và đường thủy nội địa .

Điều 25: Biên lai chuyển phát , biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm .

Điều 26: “Trên boong ” “ người gửi hàng xếp và đếm ” “người gửi hàng kê khai gồm có ” và chi phí phụ thêm vào cước phí .

Điều 27: Chứng từ vận tải hoàn hảo . Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm . Điều 29: Gia hạn ngày hết hiệu lực .

Điều 30: Dung sai về số tiền , số lượng và đơn giá . Điều 31: giao hàng và trả tiền từng phần .

Điều 32: giao hàng và trả tiền nhiều lần . Điều 33: Giờ xuất trình .

Điều 34: Miễn trách về tính hợp lệ của chứng từ .

Điều 35: Miễn trách về trao đổi thông tin và dịch thuật . Điều 36: Bất khả kháng .

Điều 37: Miễn trách về hành động của một ra chỉ thị. Điều 38: Tín dụng có thể chuyển nhượng .

Điều 39: chuyển nhượng số tiền thu được .

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 46 - 54)