Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Na m:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 117 - 120)

IV, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH:

3.3.2Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Na m:

CHƯƠNG B A: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠ

3.3.2Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Na m:

Ngân hàng nhà nước là cơ quan của nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng . Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNNo & PTNT chi nhánh Thăng Long nói riêng và của cả nước nói chung có thể phát triển mạnh mẽ được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách quản lý điều hành của ngân hàng nhà nước . Thông qua thị trường hối đoái , tỷ giá , ngân hàng nhà nước có thể tác động đến rất nhiều mặt của hoạt động thanh toán quốc tế : xuất nhập khẩu, thanh toán , mua bán ngoại tệ , … Bởi vậy , những chính sách này luôn được quan tâm bổ xung , hoàn thiện , tuy vậy hiện nay vẫn không thể tránh được những thiếu sót , gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động thanh toán quốc tế . Do đó , bản thân em có một số đề xuất với ngân hàng Nhà Nước về vấn đề điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối như sau :

- Chính sách tỷ gía và đi kèm với nó là chính sách lãi suất thực sự vẫn chưa nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng nhà nước . Tình hình biến động trên thế giới và trong nước trong năm vừa qua khiến cho giá cả tăng mạnh , lãi suất thay đổi , cùng với sự thay đổi giá cả trên một loạt các

thị trường : thị trường ngoại tệ (điển hình là đô la ) , thị trường vàng , nhà đất , thị trường vốn , thị trường chứng khóan , thị trường hàng hóa tiêu dùng . Tất cả những điều này trực tiếp hoặc gián tiếp đã ảnh hưởng đến thị trường hối đoái . Tất nhiên , trên con đường hội nhập , ngân hàng nhà nước cần phải thả nổi dần tỉ giá , tức là để cho thị trường điều tiết tỷ gía và lãi suất .Tuy nhiên , trong những giai đoạn biến động mạnh của thị trường thế giới như hiện nay , nếu Ngân hàng nhà nước không can thiệp để bình ổn lại các thị trường thì sẽ dẫn đến khó khăn chung cho cả ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng trong hoạt động thanh toán quốc tế . Bên cạnh đó , ngân hàng nhà nước cũng cần chú trọng xây dựng một cơ cấu dự trữ vàng và ngoại hối đủ mạnh để có thể tạo ra sức can thiệp đủ mạnh vào thị trường , điều tiết tỉ giá và lãi xuất trong trường hợp cần thiết .

- Để các công cụ điều tiết của ngân hàng Nhà Nước nhạy bén và hiệu quả hơn thì cần phải phát triển thị trường hối đoái của Việt Nam ở mức độ cao hơn . Muốn với điều cần làm trước tiên là mở rộng phạm vi đối tượng được phép tham gia thị trường hối đoái . Hiện nay chỉ có 3 đối tượng được phép tham gia trên thị trường ngoại hối :

+ Ngân hàng trung ương : tham gia với tư cách là người tổ chức , điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của thị trường ngoại hối nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ , trên cơ sở kiểm soát được tỷ giá hối đoái .

+ Các ngân hàng thương mại : tham gia mua và bán ngoại tệ cho chính họ nhằm mục tiêu kinh doanh hoặc thực hiện vai trò là trung gian thương mại mua , bán hộ cho khách hàng .

+ Các nhà thương mại và đầu tư : bao gồm các nhà xuất khẩu , nhập khẩu và các nhà đầu tư ra nước ngoài , những người có nhu cầu mua , bán , chuyển đổi các đồng tiền để phục vụ cho nhu cầu của mình .

Thực tế là việc các cá nhân tham gia thị trường ngoại hối là rất hạn chế, cụ thể là việc NHNN qui định rất chặt chẽ việc bán ngoại tệ cho các cá nhân để tập trung nguồn ngoại tệ và chống thất thu ngoại tệ . Tuy rằng thị trường tự do vẫn tồn tại và hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu cho các tổ chức , cá nhân khi họ không có đủ điều kiện để mua ngoại tệ của nhà nước . Tuy nhiên số lượng giao dịch trên thị trường này không đáng kể . Bởi vậy , thị trường ngoại hối có thể nói là vẫn còn bị bó hẹp , do vậy kém linh hoạt đối với những biến động của thị trường quốc tế .

- Để có thể hỗ trợ cho các ngân hàng hoạt động tốt hơn trong công tác thanh tóan quốc tế, ngân hàng nhà nước cũng có thể nới lỏng các qui định về kí quĩ , vay để ký quĩ mở L/C .Ngoài ra có thể cấp tín dụng cho ngân hàng trong trường hợp tài trợ cho những hợp đồng xuất , nhập lớn , tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế , của những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả .

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng hiện nay cũng khá phát triển, một lượng ngoại tệ lớn được lưu chuyển qua chi nhánh mỗi ngày , nhưng điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng Nhà Nước cũng cần chú ý đến việc quản lý hoạt động này của ngân hàng , tránh trường hợp khi tỷ giá hối đoái biến động mạnh , ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng bị thua lỗ . Cần đưa ra những qui định phù hợp về dự phòng rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ . Ngân hàng nhà nước cũng cần thường xuyên kiểm tra lượng dự trữ ngoại hối của các ngân hàng .

- Ngân hàng nhà nước cũng cần sớm bổ xung , hoàn chỉnh hệ thống các qui định về thanh toán quốc tế sao cho phù hợp với các quy chuẩn thông lệ quốc tế , ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế một cách rõ ràng , chi tiết sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện

nay . Ngoài ra , trong điều kiện nền kinh tế phát triển , cùng với sự gia nhập WTO của Việt Nam , hoạt động thanh toán càng lúc càng phát triển với những hình thức mới , xu hướng mới du nhập từ bên ngoài (chẳng hạn như thư tín dụng điện tử ) , bởi vậy cần kịp thời ban hành những văn bản qui phạm pháp luật để điều chỉnh những hình thức mới này .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 117 - 120)