Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy cảm của dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản tại Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 30 - 31)

- Bước 5: Theo dõi khoản vay, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng

1.3.2.3. Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy cảm của dự án

tổng quát đến chi tiết.

- Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án.

- Thẩm định chi tiết; là việc xem xét chi tiết từng nội dung cụ thể của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ môi trường, kinh tế…phù hợp với chuẩn mực đặt ra.

Khi tiến hành thẩm định cần đưa ra ý kiến đánh giá đồng ý, sửa đổi bổ sung hay bác bỏ, tuy nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể của từng dự án.

1.3.2.3. Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy cảm của dự án dự án

Với các dự án đầu tư vay vốn dài hạn, Ngân hàng luôn luôn yêu cầu phải phân tích độ nhạy cảm của dự án. Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như vượt chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế, giá các chi phí đàu vào

tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi chính sách thuế theo hướng bất lợi… khảo sát các tác động của yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hòa vốn của dự án.

Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tùy điều kiện cụ thể và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra các tác động xấu đến hiệu quả dự án xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra hiệu quả ngay cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là dự án vững chắc có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc để đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu khắc phục hay hạn chế.

Ngoài ra, khi tiến hành thẩm định, các chuyên viên thẩm định còn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thống kế, mô tả, phương pháp hồi quy dự báo, các phương pháp thẩm định giá như: Phương pháp thặng dư: giá trị bất động sản = doanh thu phát triển - (trừ) chi phí đầu tư phát triển; Phương pháp đầu tư (thu nhập): giá trị bất động sản = thu nhập ròng chia cho lãi suất vốn; Phương pháp lợi nhuận: dựa vào sự ước tính khả năng sinh lợi của việc sử dụng bất động sản - (trừ) các chi phí hoạt động kinh doanh hợp lý.

Việc áp dụng các phương pháp trên phải được tiến hành một cách linh hoạt, không nên áp dụng cứng nhắc với nội dung thẩm định nào phải áp dụng biện pháp nào. Vận dụng một cách khoa học và hợp lý các phương pháp thẩm định sẽ góp phần không nhỏ vào chất lượng công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản tại Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w