Công tác vệ sinh tiều độc

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại xã nam hồng, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 28 - 29)

Nhằm tiêu diệt, khống chế mầm bệnh tồn tại trong môi trường, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, góp phần ổn định và phát triển sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thú y đã cung ứng hóa chấtkhử trùngcho các huyện, thị để thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môitrường chăn nuôi 3 đợt trong năm 2014. [15]

Tại xã Nam Hồng, cán bộ phụ trách chăn nuôi - thú y đã cùng với các lực lượng chức năng và các đoàn thể (hội nông dân, đoàn thanh niên...) triển khai công tác vệ sinh tiêu độc theo đúng kế hoạch của huyện và tỉnh.

- Đợt 1 từ ngày 20/3 - 15/4/2014. - Đợt 2 từ ngày 20/9/2014 - 15/10/2014. - Đợt 3. từ ngày 20/12/2014 đến 20/1/2015.

Nội dung yệ sinh, tiêu độc khử trùng

■ Tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho đường làng, ngõ xóm, khu công cộng.

■ Tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, khu vực chợ có buôn bán gia cầm của xã.

■ Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tiêu độc, khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, thức ăn... trước khi ra, vào cơ sở.

- Chuồng trại chăn nuôi phải thường xuyên sạch sẽ, khô ráo, tránh gió lùa, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm theo nhu cầu sinh trưởng của vật nuôi ở các độ tuổi, tính năng sản xuất; Phân, nước tiểu và nước rửa chuồng phải được dọn sạch và đưa vào hố ga, hầm Biogas; ít nhất là 2-3 tuần/lần phải thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng

chuồng trại và môi trường xung quanh để giảm thiểu mầm bệnh có ngoài môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh.

- Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống: Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ; Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun hóa chất khử trùng khi ra, vào chợ; Những quầy bán thịt gia súc, gia cầm phải được vệ sinh sạch sẽ; Cuối mỗi buổi chợ phải tổ chức quét dọn tổng thể toàn bộ khu vực kinh doanh trong chợ, thu gom chất thải rắn và xử lý bằng biện pháp chôn hoặc đốt theo hướng dẫn của Chi cục Thú y.

- Hỗ trợ kinh phí mua hoá chất phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi, định mức: 0,05 lít/hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm để phun tập trung 1 lần; 2 lít/chợ để phun cho khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật sau mỗi buổi chợ.

- Huy động nguồn lực của xã để mua hóa chất, vôi bột tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu độc khử trùng trên địa bàn theo kế hoạch của tỉnh, đặc biệt là tiêu độc khử trùng tại các khu vực có nguy cơ cao như: khu công cộng, chợ bán gia súc, gia cầm sống.

- Hướng dẫn người dân chủ động mua hóa chất, vôi bột xử lý tiêu độc khử trùng thường xuyên khu vực chăn nuôi, điểm giết mổ, điểm thu gom gia súc, gia cầm và sản phẩm động vật.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại xã nam hồng, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w