KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại xã nam hồng, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 32 - 33)

1. KẾT LUẬN

1) Xã Nam Hồng là một xã thuần nông có mật độ dân số cao, nguồn lao động dồi dào và thạo nghề nông, diện tích đồng bãi tương đối lớn nên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.

2) Tình hình phát triển đàn gia súc, gia cầm của xã trong 3 năm (2012 đến 2014) ổn định ở mức cao với đàn lợn gần 6000 con và đàn gia cầm trên 50 nghìn con. Đàn trâu bò dao động trên 200 con.

3) Trong năm 2014, trên đàn gia súc gia cầm của xã không xảy ra dịch bệnh lớn nhưng dịch bệnh lẻ tẻ thì vẫn xảy ra vào mọi mùa vụ trong năm với nhiều loại bệnh, trong đó dịch bệnh truyền nhiễm và nhóm bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ cao.

4) Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được tiến hành khẩn trương và đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn huyện, tỉnh, gồm những nội dung công việc:

- Tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2014 trong cả 2 đợt tiêm đại trà và những đợt tiêm bổ sung với nhiều loại vắc xin. Tỷ lệ tiêm phòng đạt mức khá. Còn có một số khó khăn gặp phải khi triển khai tiêm phòng, ví dụ như ý thức chủ quan với dịch bệnh của chủ hộ chăn nuôi; không kiểm soát được gia cầm nuôi trong mô hình

nhỏ lẻ, nuôi thả. Khó khăn về kinh phí với những vắc xin không được chính quyền cấp miễn phí.

- Vệ sinh tiêu độc, khử trùng: được tiến hành 3 đợt trên diện rộng và tiến hành thường xuyên hàng ngày trong chăn nuôi và tiến hành đột xuất khi có dịch bệnh.

- Kiểm soát vệ sinh thú y, giết mổ gia súc gia cầm: xã đã phối hợp tích cực với lực lượng chức năng của huyện để kiểm soát giết mổ, kinh doanh buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm.

Tuyên truyền, tập huấn, đào tạo: xã đã triển khai các hình thức tuyên truyền phù hợp thông qua mạng lưới khuyến nông, mạng lưới thú y và trên đài truyền thanh.

2. ĐỀ NGHỊ

Đội ngũ cán bộ khuyến nông cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cán bộ chăn nuôi - thú y và ban thông tin, tuyên truyền của xã tích cực tuyên tuyền giúp cho người dân hiểu hơn nữa về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Bổ sung đội ngũ cán bộ thú y và nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ thú y xã.

Thực hiện mọi biện pháp phù hợp để nâng cao tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là tiêm phòng các bệnh nguy hiểm trước mùa phát bệnh.

Tiếp tục điều tra theo dõi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của xã để tìm ra quy luật phát sinh, phát triển của bệnh. Từ đó có biện pháp phòng bệnh thích hợp hơn và đạt hiệu quả cao hơn với mục đích thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững đem lại thu nhập cao cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại xã nam hồng, huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 32 - 33)