QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở PHỔ YÊN

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại (Trang 79 - 81)

- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến

2. Thu từ lâm nghiệp Ng đ 4.593 3.583 107 17.611 5

3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI Ở PHỔ YÊN

- Tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp ở nông thôn, được hình thành và phát triển chủ yếu trên nền tảng của kinh tế hộ gia đình, sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của kinh tế hộ. Tuy nhiên, cần tránh nóng vội

dẫn đến tình trạng hình thành trang trại theo phong trào, chạy đua số lượng mà bỏ qua chất lượng hoặc xem nhẹ các loại hình sản xuất kinh doanh khác.

- Phát triển kinh tế trang trại phải góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của vùng, địa phương theo định hướng thâm canh, tăng tỉ trọng các loại sản phẩm hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và lưu thông hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của huyện.

- Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại, đảm bảo phát triển kinh tế trang trại phải gắn liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

- Phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở vừa phát huy triệt để nội lực tại chỗ trong dân, vừa thu hút khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài địa bàn huyện đầu tư phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình trang trại trên địa bàn huyện, phát triển đa dạng cả về quy mô, cơ cấu sản xuất, sở hữu và sử dụng các yếu tố sản xuất, phương thức quản lý. Kết hợp đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu đưa kinh tế trang trại thực sự trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả của khu vực sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương.

- Gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ trên cơ sở của quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của huyện cũng như quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng vật nuôi, quy hoạch sử dụng đất cho các thời kỳ, từng bước tạo ra các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

- Chú trọng phát triển loại hình trang trại gia đình, đây là loại hình thích hợp nhất với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như tình hình

và đặc điểm của địa phương nói riêng. Nhà nước cần quan tâm khuyến khích và hướng dẫn các hộ gia đình nông dân cách thức liên kết, hợp tác để hình thành các loại hình trang trại thích hợp.

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)