Đối với các trang trại kinh doanh tổng hợp

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại (Trang 97 - 100)

- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến

2. Thu từ lâm nghiệp Ng đ 4.593 3.583 107 17.611 5

3.3.2.4 Đối với các trang trại kinh doanh tổng hợp

Loại mô hình trang trại này có quy mô diện tích khá, đa dạng về cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên dễ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm. Vì vậy, các chủ trang trại cần chú trọng trong việc xác định hướng kinh doanh chuyên môn hoá, xác định một vài ngành kinh doanh mũi nhọn.

Các trang trại cần mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, trước hết ưu tiên các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thu hẹp quy mô sản xuất các sản phẩm cho hiệu quả kinh tế thấp để tập trung được nguồn vốn đầu tư cho các sản phẩm chủ lực.

Các loại hình trang trại tổng hợp ở đây chủ yếu là các mô hình nông lâm kết hợp và chăn nuôi, do vậy cần chú ý kết hợp giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày

theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, kết hợp phát triển trồng trọt với chăn nuôi để khai thác triệt để lợi thế phát triển của mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp.

Sơ đồ 3.4 : Cây giải pháp phát triển trang trại tổng hợp Giải pháp phát triển trang trại tổng hợp

Lựa chọn sản phẩm mũi nhọn Bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý Xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi X ây dựng mô hình VAV V ACR Nông lâm kết hợp Tập huấn kỹ thuật và quản lý

Nguồn gốc các trang trại tổng hợp trên địa bàn chủ yếu được hình thành và phát triển từ các mô hình kinh tế VAC; VACR. Vì vậy, việc phổ biến và nhân rộng các mô hình kinh tế này là giải pháp khá thiết thực để phát triển kinh tế trang trại tổng hợp. Trong đó, trọng tâm là việc cải tạo vườn tạp, trồng cây lâu năm, cây công nghiệp gắn với phát triển chăn nuôi. Đối với những diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả cần mạnh dạn chuyển đổi sang làm vườn, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp kết hợp nuôi trồng thuỷ hải sản. Đẩy nhanh cuộc vận động dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng ruộng đất quá manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay.

Tóm lại: để kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phát triển nhanh, vững chắc cần rất nhiều những giải pháp cụ thể, thiết thực và phải được sự quan tâm tiến hành triển khai từ rất nhiều phía. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu

này chúng tôi chủ yếu tập trung đề cập đến các giải pháp kinh tế và các giải pháp thực thi cụ thể.

Ở tầm vĩ mô, đó là các giải pháp về quy hoạch gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng, chính sách đầu tư tín dụng, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, chính sách thị trường,.... Tập trung đi sâu vào các giải pháp về quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, quy hoạch các vùng phát triển kinh tế trang trại tập trung gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xác định địa vị pháp lý cho kinh tế trang trại, giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho các trang trại.

Các giải pháp thực thi cụ thể được thực hiện chung cho các loại hình kinh tế trang trại mà trước hết là việc nâng cao trình độ cho các chủ trang trại và tạo ra các mô hình liên kết để sản xuất kinh doanh các trang trại có hiệu quả. Bên cạnh đó là các giải pháp riêng áp dụng cho từng loại hình kinh tế trang trại hiện có trên địa bàn.

Trong các giải pháp đã được đề cập, theo chúng tôi hiện nay cần tập trung trước hết vào bốn giải pháp cơ bản và cấp bách đó là:

- Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng. - Giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các trang trại.

- Xác định rõ địa vị pháp lý và thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với kinh tế trang trại.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại.

Trên cơ sở đó, làm rõ địa chỉ và trách nhiệm cụ thể của các đối tượng có liên quan trong việc thực thi các giải pháp đã đề ra.

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)