Tình hình vốn và nguồn vốn của các trang trạ

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại (Trang 60 - 64)

- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến

2.2.7. Tình hình vốn và nguồn vốn của các trang trạ

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại. Thực trạng tình hình về vốn, nguồn vốn của các trang trại ở huyện Phổ Yên được tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.11 Tình hình Vốn và Nguồn vốn của các trang trại điều tra ( Tính bình quân 1 trang trại )

Chỉ tiêu

BQ chung T.T chăn nuôi T.T cây lâu năm T.T lâm nghiệp T.T tổng hợp Số tiền (1000đ) cơ cấu % Số tiền (1000đ) cơ cấu % Số tiền (1000đ) cơ cấu % Số tiền (1000đ) cơ cấu % Số tiền (1000đ) cơ cấu % 1. Tổng vốn SXKD hiện co 175.470 100 241.519 100 117.333 100 77.500 100 106.375 100

Vốn của chủ trang trại 150.390 85,7 203.815 84,4 115.667 98,6 68.611 88,5 88.125 82,8

Vốn vay 23.460 13,4 35.074 14,5 1.667 1,4 7.778 10,0 18.250 17,2

Tr. Đó vay NH,TD 21.700 12,4 32.852 13,6 1.667 1,4 7.778 10,0 14.750 13,9

Vốn huy động khác 1.620 0,9 2.630 1,1 0,0 1.111 1,4 0,0

2. Vốn đầu tư năm 2005 40.950 100,0 58.741 100,0 26.500 100,0 7.500 100,0 29.375 100,0

Vốn của chủ trang trại 28.630 69,6 41.333 70,4 24.833 93,7 3.056 40,7 17.375 59,1

Vốn vay 12.120 29,6 17.037 29,0 1.667 6,3 4.444 59,3 12.000 40,9

Tr. Đó vay NH,TD 10.680 26,1 15.778 26,9 1.667 6,3 2.222 29,6 11.000 37,4

Vốn huy động khác 200 0,5 370 0,6

Tổng số vốn đầu tư của các trang trại tính đến thời điểm điều tra là 8.773,5 triệu đồng, bình quân vốn đầu tư 1 trang trại là 175,5 triệu đồng. Trong đó trang trại chăn nuôi có quy mô vốn bình quân cao nhất là 241,5 triệu đồng, kế đến là trang trại trồng cây lâu năm 117,3 triệu đồng; trang trại tổng hợp 106,4 triệu và cuối cùng là trang trại lâm nghiệp 77,5 triệu đồng.

Xét về quy mô vốn đầu tư bình quân các trang trại của Phổ Yên chỉ bằng 68,1% so với mức bình quân chung của cả nước; bằng 91,4% so với mức bình quân chung của khu vực Đông Bắc nhưng lại cao hơn mức bình quân chung của Thái Nguyên là 18,4%, (quy mô vốn bình quân 1 trang trại của Thái Nguyên là 148,2 triệu đồng).

Về cơ cấu nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn tự có của chủ trang trại, chiếm tới 85,7%; vốn đi vay chỉ chiếm 13,4% (trong đó 92,5% là vay ngân hàng, tín dụng). Như vậy, vốn đầu tư để phát triển trang trại ở Phổ Yên vẫn chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại, đây là tỷ lệ huy động khá cao, phản ánh khả năng huy động nội lực để đầu tư phát triển trang trại.

Tuy nhiên, có tới 78% ý kiến của các chủ trang trại điều tra nêu những khó khăn bức súc về tình trạng thiếu vốn sản xuất nhưng lại không được vay vốn của các ngân hàng. Trong đó, đặc biệt là các thủ tục, giấy tờ trong việc cho vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng luôn là những trở ngại lớn đối với các trang trại. Mặt khác, mức vốn được vay thường thấp, lãi suất cao trong khi thời gian cho vay lại ngắn nên các chủ trang trại không đủ thời gian quay vòng vốn. Do vậy, cần phải có biện pháp tháo gỡ trong quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng với các chủ trang trại, phấn đấu thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về vay vốn của chính phủ quy định đối với kinh tế trang trại.

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn thực hiện đầu tư năm 2005

(Tính bình quân 1 trang trại )

Chỉ tiêu

BQ chung T.T chăn nuôi T.T cây lâu

năm T.T lâm nghiệp T.T tổng hợp Số tiền (1000 đ) cấu (%) Số tiền (1000 đ) cấu (%) Số tiền (1000 đ) cấu (%) Số tiền (1000 đ) Cơ cấu (%) Số tiền (1000 đ) cấu (%) Tổng vốn đầu tƣ 2005 40.950 58.741 26.500 7.500 29.375

1.Phân theo khoản mục ĐT 40.950 100 58.741 100 26.500 100 7.500 100 29.375 100,0

Đầu tư cho TSCĐ 37.816 92,3 54.948 93,5 25.500 96,2 7.500 100,0 23.338 79,4

Đầu tư cho TSLĐ 3.134 7,7 3.793 6,5 1.000 3,8 6.038 20,6

2. Phân theo ngành kinh tế 40.950 100,0 58.741 100,0 26.500 100,0 7.500 100,0 29.375 100,0

Nông nghiệp 39.686 96,9 58.741 100,0 26.500 100,0 2222 29,6 27.413 93,3

Lâm nghiệp 242 0,6 833 11,1 575 2,0

Thuỷ sản 222 0,5 1.388 4,7

Dịch vụ 800 2,0 4444 59,3

Qua biểu tính cơ cấu vốn thực hiện đầu tư trong năm 2005 có thể thấy 92,3% lượng vốn đầu tư trong năm dùng để tăng tài sản cố định, trong đó cho xây dựng cơ bản chiếm 59,3%; cho mua sắm tài sản cố định 33,7%. Số vốn đầu tư tăng tài sản lưu động chỉ chiếm 7,7%. Điều này phản ánh hầu hết các trang trại của Phổ Yên hiện nay đang trong giai đoạn mới đầu tư cơ bản, chưa đi vào đầu tư chiều sâu nên có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế thì đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chiếm tới 96,9%, các ngành khác chỉ có 3,1%. Con số này cũng phản ánh cơ cấu loại hình sản xuất của các trang trại ở Phổ Yên còn mang tính thuần nông, chưa có sự phát triển đa dạng để nâng cao hiệu quả tổng hợp của mô hình kinh tế trang trại nói chung.

Một phần của tài liệu Kinh tế trang trại (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)