Một số tồn tại, khó khăn

Một phần của tài liệu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2015 (Trang 35 - 38)

II. Trình độ chuyên môn

2.2.4.2. Một số tồn tại, khó khăn

- Năng lực quản lí kinh tế, điều hành dịch vụ, sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển HTX trong nền kinh tế thị trường. Do tỷ lệ cán bộ qua đào tạo quá thấp, không những thế, cán bộ quản lí HTX không an tâm công tác, những cán bộ có năng lực đều muốn sang công tác khối xã vì công tác HTX tiền công thấp, chính sách của nhà nước về HTX còn đang

bất cập. Do vậy, trong thời gian qua, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chủ chốt HTX tăng lên không đáng kể.

- Tiền công và BHXH bắt buộc của cán bộ quản lí gặp khó khăn: Doanh thu hàng năm của các HTX thấp nên tiền công tiền công của cán bộ quản lí HTX cũng thấp tương ứng. Qua kiểm tra, nhiều chủ nhiệm HTX quy mô toàn xã tiền công chỉ đạt 350.000 đến 700.000 đồng/ tháng, nhiều HTX quy mô thôn tiền công là 250.000 đến 300.000 đồng/ tháng.

Do kết quả doanh thu thấp nên vốn quỹ của HTX nhỏ, một trong những nguyên nhân bởi đơn giá dịch vụ thấp, không tính đúng, tính đủ giá thành, đồng thời do tình hình giá cả thị trường biến động qua nhiều giai đoạn mà bao nhiêu năm nay đơn giá dịch vụ không được điều chỉnh lại; nhiều HTX nếu đóng BHXH cho cán bộ và người lao động 17% mức tiền công hàng tháng tùy theo từng đối tượng, hạch toán vào giá thành thì không chịu nổi (bị thua lỗ).

Việc thực hiện Nghị định số 01/2003/ NĐ- CP ngày 9/1/2003 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều thuộc Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/2005 của chính phủ; Thông tư số 07/2003/TT- BLĐTBXH 12/3/2003 và công văn số 2799/ BLĐTBXH- BHXH về việc thu BHXH đối với xã viên và người lao động trong HTX; Liên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và BHXH thành phố Hải Phòng đã có công văn liên ngành số 605/ CV-LN ngày 22/11/2005 về việc hướng dẫn thực hiện thu BHXH bắt buộc đối với xã viên và người lao động trong HTX nông nghiệp. Song đến nay, chỉ có vài HTX tham gia đóng BHXH. Xã viên và người lao động thuộc HTX có mức tiền công thấp, khi tham gia đóng BHXH bắt buộc, phải áp mức lương tối thiểu tại thời điểm này là 350.000 đồng/ tháng để tính mức thu BHXH). Đây cũng là khó khăn khiến những HTX nông nghiệp có doanh thu thấp chưa thực hiện được chế độ đóng BHXH bắt buộc cho xã viên và người lao động làm việc thường xuyên trong HTX .

- Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX chậm thể chế hóa

Tháng 4 năm 1996 Quốc hội thông qua và chủ tịch nước đã k ý sắc lệnh ban hành Luật HTX; năm 1997, chính phủ đã ban hành hàng loạt Nghị định về HTX trong đó: Nghị định số 15/CP ngày 21/02/1997 của chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển HTX. Đến tháng 12 năm 2003, Luật HTX được sửa đổi, bổ sung, được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước đã kí sắc lệnh ban hành Luật HTX 2003, đồng thời Chính phủ ban hành nhiều Nghị định về HTX, trong đó có Nghị định số 88/2005/ NĐ- CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX. Cả hai Nghị định về chính sách qua hai giai đoạn nêu trên, đến nay các Bộ, Ngành có liên quan vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nên trải qua hơn 10 năm từ khi có Luật HTX, tuy chính sách nhưng thực chất các HTX vẫn chưa được hưởng ưu đãi của nhà nước.

Thực hiện Luật đất đai( năm 1993) và Nghị định số 64/ CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Năm 1994, các HTX nông nghiệp phối hợp với UBND xã, đã hoàn thành việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và đất công ích giành cho chính quyền xã; song nhiều nơi trên địa bàn, chính quyền xã thu hồi cả đất trụ sở, nhà kho, sân phơi của HTX mà không đền bù cho HTX. Qũy đất công ích qua dồn điền, đổi thửa đã quy vùng tập trung song nhiều xã chưa ưu tiên cho HTX nhận khoán để sản xuất thóc giống phục vụ nhân dân địa phương mà thuê, thầu cho cá nhân, tổ chức khác.

- Hành lang, môi trường hoạt động của HTX chưa được quan tâm.

Số HTX vươn ra hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ chưa nhiều mà phần đông các HTX còn dịch vụ ở một vài khâu đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp như: dịch vụ thủy lợi, dịch vụ khoa học- kĩ thuật, dịch vụ vật tư nông nghiệp. Một số nơi HTX đang dịch vụ điện năng có hiệu quả thì chính quyền cơ sở chỉ đạo HTX phải bàn giao dịch vụ điện năng cho cá nhân và tổ

chức khác mà không đền bù tài sản cho HTX. Sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình dự án quốc gia và các chương trình dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ chưa được ưu tiên cho khu vực kinh tế hợp tác và HTX; hiện có 30% chính quyền xã chưa thực hiện tốt hướng dẫn số 174 liên Sở( Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc giành 50% nguồn thu trên quỹ đất công ích chuyển cho HTX nông nghiệp làm công tác khuyến nông; chương trình cứng hóa kênh mương ở một số xã còn giao khoán cho tổ chức cá nhân khác…

- HTX thiếu vốn hoạt động, thu nợ gặp khó khăn

Hầu hết các HTX trên địa bàn huyện có vốn, quỹ ít. HTX đến nay vẫn chưa vay được vốn ngân hàng nên thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển ngành nghề mới. Tuy nhà nước đã có chính sách cho HTX vay vốn tại các ngân hàng thương mại từ năm 1997, song HTX chưa được vay vì phải thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay( thế chấp tài sản), khiến nhiều chủ nhiệm đã phải mang tài sản gia đình đi thế chấp để vay vốn cho HTX.

Tư tưởng chây ỳ công nợ của xã viên và các nông hộ về thanh toán thủy lợi phí, chi phí thủy lợi nội đồng đang có hiện tượng gia tăng ở nhiều HTX , nhất là ở những nơi chính quyền địa phương ít quan tâm đến HTX.

Một phần của tài liệu phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2015 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w