Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ.pdf (Trang 29 - 31)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính kinh tế nói riêng, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình phân tích: từ khâu sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý đến điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ thuật so sánh:

- Về điều kiện so sánh: phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu. Các đại lượng phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

- Về tiêu thức so sánh: tùy thuộc vào mục đích của cuộc phân tích mà người ta có thể lựa chọn các tiêu thức khác nhau.

Về kỹ thuật so sánh: người ta thường dùng kỹ thuật so sánh tuyệt đối tức là đo lường mức độ chênh lệch giữa hai đại lượng so sánh và kỹ thuật so sánh tương đối tức là xác định phần trăm tỷ lệ mức độ chênh lệch giữa hai đại lượng so sánh.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích theo chiều ngang và chiều dọc

Theo chiều ngang:

Là so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu (cùng một hàng) trên các báo cáo tài chính. Phân tích theo chiều ngang cho thấy sự biến động của từng chỉ tiêu. Điều quan trọng ở đây là không chỉ so sánh để thấy được sự biến động về số tuyệt đối

để thấy số tiền thay đổi theo thời gian là bao nhiêu mà cần thể hiện theo số phần trăm. Điều đó bổ sung cho nhiều bức tranh toàn cảnh.

Theo chiều dọc:

Là việc xem xét, xác định tỷ trọng của từng thành phần trong tổng thể qui mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng thành phần trong tổng thể. Nếu xem xét tất cả các thành phần thì điều đó cho thấy cơ cấu (kết cấu) của tổng thể. Trong phân tích theo chiều dọc vấn đề quan trọng là xác định qui mô chung cho phù hợp với từng báo cáo và mối quan hệ giữa chỉ tiêu xem xét với qui mô chung đó. Chẳng hạn, khi phân tích bảng cân đối kế toán thì qui mô chung là tổng tài sản hay tổng nguồn vốn nhưng khi xem xét tình hình vốn lưu động thì qui mô chung lại là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

Chương 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ.pdf (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)