Khả năng thanh toán ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ.pdf (Trang 60)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.5.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Dựa vào bảng cân đối kế toán (Bảng 4 và bảng 10) ta tính được các chỉ tiêu như sau:

Bảng 10: Bảng phản ánh các khả năng thanh toán.

ĐVT: lần

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng tài sản ngắn hạn (1000đ) 35.557.499 60.520.927 5.7245.192 Tổng nợ ngắn hạn (1000đ) 8.617.454 24.560.986 19.043.989 Hàng tồn kho (1000đ) 1.893.717 146.479 12.279.070 Khả năng thanh toán hiện thời

4,13 2,46 3,01

Khả năng thanh toán nhanh

3,91 2,46 2,36

(Nguồn: Phòng kế toán)

- Khả năng thanh toán hiện thời:

Qua bảng phân tích trên cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty có xu hướng giảm mạnh trong năm 2007 và tăng nhẹ trong năm 2008. Năm 2006 hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty là 4,13 lần có nghĩa là tài sản ngắn hạn trong công ty lớn gấp 4,13 lần so với tổng nợ phải trả ngắn hạn của

cho các khoản ngắn hạn. Qua đến năm 2007 thì hệ số này giảm đáng kể chỉ còn 2,46 lần giảm 1,67 lần so với năm 2006 nguyên nhân làm hệ số này giảm so với năm 2006 là do tổng số nợ ngắn hạn phải trả trong năm 2007 tăng lên qua nhiều mặc dù tổng giá trị tài sản ngắn hạn cũng tăng nhưng về mặt tốc độ tăng thì nợ ngắn hạn tăng với tốc độ lớn hơn nhiều so với tài sản ngắn hạn vì thế làm ảnh hưởng đến hệ số thanh toán ngắn hạn giảm xuống. B ước sang năm 2008 thì hệ số này có xu hướng tăng trở lại đạt con số 3,01 lần tăng 1,22 lần so với năm 2007.

Nếu như hệ số thanh toán hiện thời cao chứng tỏ rằng công ty luôn sẵn sàng để trả cho các khoản nợ ngắn hạn tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ không có lợi cho công ty vì nó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư nhiều vào tài sản lưu động đồng thời làm cho việc quản lí tài sản lưu động kém hiệu quả. Bởi vì tài sản lưu động quá nhiều tức là công ty có nhiều lượng tiền nhàn rỗi không sử dụng hoặc nợ phải thu hồi quá lớn hay có nhiều hàng tồn kho ứ đọng.

- Khả năng thanh toán nhanh:

Nếu như trong doanh nghiệp có các khoản nợ ngắn hạn đáo hạn cùng một lúc mà hàng tồn kho còn quá nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn thì công ty sẽ không có khả năng chi trả cho các khoản nợ đến hạn đó. Như vậy ngoại trừ trường hợp không cần thiết thì không nên để hàng tồn kho quá nhiều sẽ không có lợi cho việc thanh toán nợ cho công ty.

Năm 2006 hệ số thanh toán nhanh là 3,91 so với hệ số thanh toán hiện thời thì không nhỏ hơn bao nhiêu vì trong năm này hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản ngắn của công ty. Sang năm 2007 thì hệ số này giảm xuống còn 2,46 lần tức là giảm 1,6 lần so với năm 2006 nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty. Còn nếu so sánh hệ số này với hệ số thanh toán hiện thời thì hầu như không giảm bao nhiêu và có thể nói là không giảm. Điều này nói lên rằng trong năm 2007 hàng tồn kho rất ít gần như bằng 0. Còn đối với năm 2008 thì hệ số thanh toán nhanh của công ty là 2,36 đã giảm hơn so với năm 2007 mặc dù không giảm nhiều và khi so sánh với hệ số thanh toán hiện thời thì giảm 1,27 lần vì hàng tồn kho đã chiếm một lượng không nhỏ và có tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn.

Thực tế là công ty không cần để chỉ tiêu về khả năng thanh toán cao như vậy, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì khả năng thanh toán của công ty chỉ cần đạt từ 2% trở lên thì được xem là có hiệu quả rồi.

4.5.2. Nhóm cơ cấu nợ

Ta tính được tỷ số nợ trên tổng tài sản qua các năm như sau:

Bảng 11 :Bảng phản ánh tỷ số nợ trên tổng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng các khoản nợ (1000đ) 8.617.454 24.560.986 19.043.989 Tổng tài sản (1000đ) 64.344.102 75.416.157 86.596.143

Tỷ số nợ trên tài sản(%) 13,39 32,57 21,99

Ta thấy rằng tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2006 chỉ đạt 13,39% đây là một tỷ lệ thấp cho thấy phần tài sản của công ty không phụ thuộc nhiều vào vốn vay bên ngoài mà chủ yếu là nguồn vốn có sẳn trong công ty.Bước sang năm 2007 thì tỷ lệ này đã tăng hẳn lên đạt 32,57% so với năm 2006 vì trong năm này tổng nợ phải trả đã tăng lên đáng kể như ta đã đề cập ở phần trên. Qua năm 2008 thì giảm xuống còn 21,99%, đây là con số khả quan vì công ty đã có thể trang trãi được phần nào nợ đã vay cũng như tiết kiệm được chi phí lãy vay phải trả trong cả năm.

4.5.3. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động

Dựa vào bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007, 2008 ta thống kê được bảng phản ánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động như sau:

Bảng 12: Bảng phản ánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá vốn hàng bán (1000đ) 129.055.246 81.928.408 153.025.774 Hàng tồn kho bình quân(1000đ)

2.700.798 1.020.098 6.212.775 Doanh thu thuần(1000đ) 147.119.751 91.514.836 162.418.948 Tổng TSCĐ ròng bình quân(1000đ)

6.670.912 6.172.564 9.412.380 Tổng giá trị tài sản bình quân(1000đ)

73.730.812 69.880.130 81.006.150 RI -Vòng quay hàng tồn kho(vòng) 47,8 80,3 24,6 RF -Vòng quay tài sản cố định 22,1 14,8 17,3 RA -Vòng quay tổng tài sản

- RI ( vòng quay hàng tồn kho) trong 3 năm quan sát đều lớn cả. Qua đó ta có thể nhận xét rằng việc quản lí hàng tồn kho của công ty mang lại hiệu quả cao vì hàng tồn kho có số vòng quay nhanh giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Năm 2006 tỷ số này là 47,8 vòng một con số rất khả quan và đến năm 2007 thì đạt tới con số 80,3 vòng cao gấp đôi so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 thì chỉ đạt 24,6 vòng dù nhỏ hơn các năm trước nhưng vẫn còn cao hơn một số doanh nghiệp khác.

Hơn nữa RI lớn cũng là một yếu tố hỗ trợ cho công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ được tốt hơn.

- RF (Vòng quay tài sản cố định), tỷ số này có phần giảm xuống trong năm 2007 và 2008. Trong năm 2006 là 22,1 vòng thì đến năm 2007 giảm còn 14,8 vòng. Xét thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định đã giảm xuống cũng có nghĩa là giá trị doanh thu thuần được tao ra từ một đồng tài sản cố định cũng đã giảm xuống. Năm 2008 thì tỷ số này đã gia tăng trở lại đạt con số 17,3 tức là một đồng tài sản cố định tạo ra được 17,3 đồng doanh thu thuần.

- RA(vòng quay tổng tài sản), tỷ số này chỉ có dấu hiệu giảm xuống trong năm 2007 còn 1,3 trong khi năm 2006 và 2008 vẫn đạt mức 2,0. Vậy là trong năm 2006 và 2008 một đồng tài sản đã tạo ra được 2 đồng doanh thu thuần cho công ty, còn năm 2007 chỉ tạo được 1,3 đồng thôi.

RF và RA của năm 2007 giảm xuống đáng kể bởi nó đều chịu sự tác động trực tiếp từ sự giảm xuống của giá trị doanh thu thuần.

4.5.4. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi

Ta cũng sẽ dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để thống kê các tỷ số về khả năng sinh lợi như sau:

- ROS (lợi nhuận ròng trên doanh thu): Năm 2006 tỷ số này là 2,7% tức là lợi nhuận ròng chiếm 2,7% trong tổng doanh thu thuần, với con số này hi vọng công ty sẽ có biện pháp thúc đẩy con số n ày tăng cao hơn nữa nhằm làm cho lợi nhuận ròng tăng lên phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Năm 2007 tỷ lệ này đã tăng lên rõ rệt đạt 5,4%. Nhưng nguyên nhân làm nó tăng lên không phải chỉ vì lợi nhuận ròng tăng lên mà còn vì doanh thu thuần đã giảm xuống. Điều đáng chú ý ở đây là nguyên nhân làm doanh thu giảm chính là sản lượng hàng bán ra trong năm 2007 giảm đáng kể cũng giống như nhiều công ty xuất khẩu nông sản

Bảng 13: Bảng phản ánh các tỷ số về khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận ròng(1000đ) 3.990.435 4.963.812 4.166.933 Doanh thu thuần(1000đ) 147.119.751 91.514.836 162.418.948 Tổng tài sản bình quân(1000đ)

73.730.812 69.880.130 81.006.150 Vốn chủ sở hữu bình quân(1000đ)

59.333.656 53.290.910 59.203.663 ROS - Lợi nhuận nhuận ròng trên

doanh thu (%)

2,7 5,4 2,6

ROA - Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản(%)

5,4 7,1 5,1

ROE - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (%)

6,7 9,3 7,0

(Nguồn: Phòng kế toán)

khác trên địa bàn,với tình hình biến động trong năm 2007 thì công ty không thể tránh khỏi sự tụt giảm về mặt doanh thu. Sang năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận r òng trên doanh thu thuần giảm chỉ còn 2,6% thậm chí giảm hơn so với năm 2006. Bởi vì trong năm này doanh thu tăng lên rất nhiều nhưng điều đáng buồn là lợi nhuận ròng không tăng cùng với tốc độ tăng của doanh thu mà còn bị giảm xuống nên đã làm cho tỷ lệ này giảm xuống trầm trọng như vậy.

- ROA (Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản): Sự chênh lệch về tỷ số này qua các năm là không nhiều chỉ có năm 2007 cao hơn so với các năm còn lại đạt 7,1%, còn năm 2006 chỉ đạt 5,4% và năm 2008 cũng chỉ đạt 5,1%. Nguyên nhân làm tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2007 tăng lên là do lợi nhuận ròng trong năm này tăng lên mà tổng giá trị tài sản bình quân thì lại giảm xuống.

Theo sự phân tích khác thì ROA = ROS x RA. Vì vậy trong năm 2007 RA giảm xuống mà ROA tăng thì chắc chắn rằng ROS cũng đã tăng lên nhiều trong năm 2007, cụ thể là 2,7% ở năm 2006 tăng đến 5,4% trong năm 2007. Từ đó nói lên rằng nếu vòng quay tổng tài sản cao và tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng sẽ kéo theo tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng theo.

- ROE ( Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu): Cũng tương tự như tỷ số lợi nhuân ròng trên tổng tài sản bình quân thì tỷ số ROE cũng vậy, nó cũng tăng trong năm 2007 đạt 9,3% trong khi năm 2006 là 6,7% và năm 2008 là 7,0%. Và

ròng tăng lên mà vốn chủ sở hữu lại giảm xuống nên đã làm cho tỷ số ROE tăng cao trong năm 2007.

Mặt khác, ROE cũng chính là ROA nhân với hệ số vốn chủ sở hữu. Cả 3 tỷ số trên đều liên quan đến lợi nhuận nên khi lợi nhuận công ty tăng sẽ làm cho 3 tỷ số lợi đó tăng theo.

Còn nếu doanh thu tăng sẽ làm cho vòng quay tổng tài sản và vòng quay vốn chủ sở hữu tăng nhưng lại làm cho ROS giảm xuống. Còn về phần tổng tài sản, khi tổng tài sản tăng sẽ làm cho RA và ROA đều giảm. Nếu phân tích các tỷ số t ài chính theo phương trình Dupont: một khoản mục nào đó tăng có thể sẽ làm cho tỷ số tài chính này tăng theo những sẽ làm cho tỷ số tài chính khác giảm xuống. Do đó để đánh giá được tình hình tài chính của một công ty là tốt hay xấu chỉ dựa vào các tỷ số tài chính thôi chưa đủ mà đòi hỏi phải xem xét về mặt về mặt loại hình công ty hoạt động kinh doanh, chiến lược hoạt động lâu dài của công ty. Riêng về công ty Nông Sản Xuất Khẩu Thành Phố Cần thơ có thể nói tình hình tài chính của công ty tương đối vững mạnh và rất an toàn nghĩa là chưa phát hiện một rủi ro hay nguy cơ nào trước mắt. Song với sự an toàn cao như vậy sẽ có những thiệt thòi khác trong kinh doanh nếu nhìn từ khía cạnh khác. Chẳng hạn như tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp thì xem như đã bỏ qua việc nắm bắt cơ hội tận dụng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

4.5.5. Sơ đồ Dupont

ROE (%)

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2008/2007 9,3 7,0 -2,3

ROA (%)

Tỷ lệ tài sản / Vốn chủ sở hữu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2008/2007 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch(%) 2008/2007 7,1 5,1 -2,0 1,31 1,37 0,06 ROS (%)  Số vòng quay tổng tài sản (%) Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2008/2007 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch 2008/2007 5,4 2,6 -2,8 1,3 2,0 0,7

Lợi nhuận ròng - chênh lệch(%) Doanh thu – Chênh lệch (%) Doanh thu - Chênh lệch (%) Tổng tài sản - Chênh lệch (%) 2007 2008 2008/2007 2007 2008 2008/2007 2007 2008 2008/2007 2007 2008 2008/2007

4.963.812 4.166.933 -16,05 91.514.836 162.418.948 77,48 91.514.836 162.418.948 77,48 69.880.130 81.006.150 15,92

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHÂU CẦN THƠ

5.1. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY

- Cũng như các xí nghiệp khác ở Việt Nam , Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Tp.Cần Thơ còn gặp nhiều trở ngại trong việc nghiên cứu thị trường do thông tin thu thập còn chậm, độ chính xác chưa cao, thiếu sự phối hợp giữa các đối tác về nguồn hàng, giá xuất,…Thời gian qua, những hợp đồng xuất khẩu của công ty có được là nhờ các doanh nghiệp nước ngoài biết được xí nghiệp có hàng nông sản xuất khẩu nên đến giao dịch qua môi giới trung gian và cũng nhờ một phần nào công ty tự chào hàng. Và hiện nay công ty chưa có người chuyên trách để chuyên về việc thu thập thông tin một cách chính xác và tìm hiểu rõ về nhu cầu của thị trường. Công ty chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp tại bàn tiến hành thu thập thông tin về thị trường, dự báo sản lượng trong nước và thế giới nghiên cứu nhu cầu của trong nước và thế giới cũng như nghiên cứu của các bạn hàng quen thuộc. Nhìn chung việc thu thập thông tin của xí nghiệp chưa được chú ý đúng mức, ngân sách để chi cho việc này còn hạn chế. Do vậy thông tin đem lại chưa phản ánh đầy đủ tình hình thị trường thế giới dẫn đến việc công ty luôn bị động trong vấn đề thị trường, khó khăn trong việc thâm nhập thị trường mới. Từ đó, dẫn đến công ty chưa phát huy hết năng lực của mình để mang lại hiệu quả cao.

- Mặt hàng nông sản của công ty chưa đa dạng chủ yếu là gạo và các nguyên liệu thô chưa qua công đoạn chế biến để thành sản phẩm cung cấp ngay cho người tiêu dùng vì thế giá cả của sản phẩm chưa cao chẳng hạn như nấm rơm muối, gòn trái đánh bông. Đây cũng là xu thế chung của hàng xuất khẩu Việt Nam chứ không riêng gì sản phẩm của công ty. Nguyên nhân sâu xa của tồn tại này chính là do công ty chưa có nhiều vốn để trang bị dây chuyền kĩ thuật tiên tiến và cũng chưa nhận được sự hổ trợ quan tâm đúng mức của chính sách nhà nước để sản phẩm công ty có thể tiến xa hơn thị trường thế giới.

- Hiện tại công ty vẫn chưa có phòng marketing. Phòng kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh với hoạt động marketing. Vì

chưa có phòng marketing nên còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin thiết yếu về khách hàng, thị trường, xu hướng phát triển sắp tới của nền kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh.

- Hàng hóa của công ty chưa thật sự nổi trội, chất lượng cũng như bao bì sản phẩm vẫn chưa thật sự hoàn hảo nên khó có thể cạnh tranh với các đối thủ trong ngành như mặt hàng gạo thì không thể cạnh tranh nổi với Thái Lan còn các mặt hàng nông sản khác thì không qua được mặt hàng của Trung Quốc. Đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao hàng hóa xuất khẩu của công ty khó mà thâm nhập

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ.pdf (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)