PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ.pdf (Trang 29)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu liên quan được thu thập trực tiếp dựa trên những số liệu thống kê của đơn vị, các bảng báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập và các báo cáo khác.

- Thông tin thu thập từ sách giáo khoa, tạp chí,…

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh 2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính kinh tế nói riêng, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình phân tích: từ khâu sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý đến điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ thuật so sánh:

- Về điều kiện so sánh: phải tồn tại ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu. Các đại lượng phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

- Về tiêu thức so sánh: tùy thuộc vào mục đích của cuộc phân tích mà người ta có thể lựa chọn các tiêu thức khác nhau.

Về kỹ thuật so sánh: người ta thường dùng kỹ thuật so sánh tuyệt đối tức là đo lường mức độ chênh lệch giữa hai đại lượng so sánh và kỹ thuật so sánh tương đối tức là xác định phần trăm tỷ lệ mức độ chênh lệch giữa hai đại lượng so sánh.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích theo chiều ngang và chiều dọc

Theo chiều ngang:

Là so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu (cùng một hàng) trên các báo cáo tài chính. Phân tích theo chiều ngang cho thấy sự biến động của từng chỉ tiêu. Điều quan trọng ở đây là không chỉ so sánh để thấy được sự biến động về số tuyệt đối

để thấy số tiền thay đổi theo thời gian là bao nhiêu mà cần thể hiện theo số phần trăm. Điều đó bổ sung cho nhiều bức tranh toàn cảnh.

Theo chiều dọc:

Là việc xem xét, xác định tỷ trọng của từng thành phần trong tổng thể qui mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng thành phần trong tổng thể. Nếu xem xét tất cả các thành phần thì điều đó cho thấy cơ cấu (kết cấu) của tổng thể. Trong phân tích theo chiều dọc vấn đề quan trọng là xác định qui mô chung cho phù hợp với từng báo cáo và mối quan hệ giữa chỉ tiêu xem xét với qui mô chung đó. Chẳng hạn, khi phân tích bảng cân đối kế toán thì qui mô chung là tổng tài sản hay tổng nguồn vốn nhưng khi xem xét tình hình vốn lưu động thì qui mô chung lại là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

Chương 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

Công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ chính thức được thành lập vào năm 1980 có tên gọi ban đầu là “ Công Ty Hợp Doanh Chế Biến Hàng Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu”. Đến ngày 06/05/1983, căn cứ vào quyết định số 110/QĐ của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang đổi tên công ty thành “ Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Cần Thơ”.

Đến ngày 01/01/2004, do việc tách tỉnh cần Thơ thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, nên công ty được đổi tên thành “ Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ” trực thuộc sự quản lí của thành phố Cần Thơ.

- Trụ sở chính đặt tại 152 đường Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

- Tên viết tắt: MEKONIMEX

Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến nay

Trong giai đoạn này, hoạt động của công ty gặp rất nhiều khó khăn do bộ máy quản lí còn non kém. Các chính sách kinh tế bao cấp của nhà nước trong giai đoạn này đã ràng buộc công ty từ việc thu mua nông sản đến việc xuất khẩu h àng hóa.Từ đó tạo cho công ty tính ỷ lại vào cơ chế bao cấp của nhà nước, không có tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình dẫn đến kết quả tình hình kinh doanh hằng năm của công ty không được khởi sắc cho lắm.

Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến nay

- Xóa bỏ cơ chế bao cấp theo chủ trương đổi mới của nhà nước, chuyển sang hạch toán độc lập theo cơ chế thị trường.

- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty đựoc mở rộng hơn, việc xuất nhập khẩu không còn thông qua các cơ quan trung ương, công ty ngày càng năng

cao uy tín của mình đối với khách hàng trong và ngoài nước.

- Năm 1988, Luật đầu tư nước ngoài ra đời, được sự chỉ đạo của Ủy Ban nhân dân tỉnh, công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu TP.Cần Thơ đã liên doanh với một số công ty nước ngoài. Từ đó công ty được UBND tỉnh và nhà nước giao 2 nhiệm vụ: vừa sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu vừa tham gia li ên doanh liên kết với nước ngoài.

3.2. MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.2.1. Mục tiêu: 3.2.1. Mục tiêu:

Kể từ năm 2009 công ty bắt đầu thực hiện cổ phần hoá, với hình thức hoạt động này công ty đặt ra mục tiêu là thu hút được nhiều vốn đầu tư để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó công ty vẫn cố gắng để đạt được những mục tiêu đã đề ra trong suốt thời gian qua đó là phấn đấu để đạt được lợi nhuận và doanh số bán cao nhất. Đồng thời làm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Đó cũng là biện pháp giúp cải thiện đời sống vật chất cho toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. Một mục tiêu quan trọng nữa không thể không đề cập đến đó là mở rộng mạng lưới kinh doanh phát triển thị phần cả trong nước lẫn ngoài nước, đưa sản phẩm công ty vào các thị trường tiềm năng như Châu Âu, Mỹ và các nước có nền kinh tế phát triển.

3.2.2. Chức năng

Chức năng chủ yếu của công ty là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các lĩnh vực sau:

- Sản xuất, gia công chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản như trứng vịt muối, nấm rơm, gạo, dừa cung cấp cho các đối tác quen thuộc như Iran, Iraq, Philippine, Malaysia, Singapore, Đông timo,… Đây cũng là lĩnh vực hoạt động chính của công ty chiếm tỷ trọng cao nhất về mặt doanh số bán so với các lĩnh vực hoạt động khác.

- Sản xuất các mặt hàng như thùng carton, bao bì,… để bán cho các đơn vị kinh doanh trong nước.

- Nhập khẩu phân bón, hóa chất, máy móc thiết bị, phụ tùng và các mặt hàng tiêu dùng khác.

-Nhận xuất nhập khẩu, ủy thác, gia công cho các đơn vị trong và ngoài nước. - Tham gia liên doanh liên kết với nước ngoài.

Ngoài chức năng và nhiệm vụ của một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu khẩu Công ty còn có nhiệm vụ của một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, luôn khai thác và sử dụng các nguồn vốn( vốn do ngân sách cấp, vốn tự bổ sung và các nguồn vốn huy động từ bên ngoài,…), đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị hiện đại, cải tiấn kỹ thuật công nghệ,…nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.2.3. Nhiệm vụ:

- Xây dựng và thực hiện tổ chức các kế hoạch sản xuất kinh doanh do cấp trên và công ty đề ra.

-Tích lũy nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, giữ vững tỷ lệ bảo tồn và phát triển vốn.

- Nghiên cứu kinh doanh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ năng lực làm việc. Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo vệ lao động và an toàn lao động, giữ gìn trật tự xa hội và an ninh xã hội chủ nghĩa.

3.3. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY TRONG CÔNG TY

3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lí

BAN GIÁM ĐỐC P. KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÁNH PHÒNG KẾ TOÁN - TÀI VỤ

3.3.2. Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty :

Ban Giám Đốc:

Bao gồm 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc - 1 giám đốc phụ trách chung

- 1 phó giám đốc phụ trách nội chính - 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh

Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thiết lập kế hoạch để kí kết các hợp đồng mua bán, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật giúp công ty xác định phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồn g thời phòng kinh doanh còn cân đối các khả năng nguồn lực của công ty, phân phối giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc để thực hiện kế hoạch của công ty, khai thác và mở rộng khả năng kinh doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước. Nắm bắt giá cả để giao dịch với khách hàng.

Phòng kế toán – tài vụ:

Hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, vào sổ kế toán của công ty ( thanh toán hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, theo dõi tỷ giá hối đoái,…). Quyết toán hàng quí, 6 tháng, 1 năm, tham mưu cho Ban Giám Đốc trong các mặt về hoạt động tài chính trong công ty.

Phòng tổ chức hành chính:

Phòng này có nhiệm vụ theo dõi và quản lí toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự như: bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỹ luật, thực hiện quản lí công văn, thu nhận các văn bản, qui định, thông tư của cấp trên và nhà nước để tham mưu và chỉ đạo các phòng ban có trách nhiệm thi hành. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn tổ chức thực hiện các công tác tổ chức hành chính như: tổ chức bảo vệ công ty, bảo vệ an ninh chính trị,…

Bên cạnh đó, công ty còn thành lập tổ trợ lí Giám Đốc nhằm giúp việc cho Ban Giám Đốc trong việc điều hành về mọi hoạt động của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Trạm giao dịch TP.HCM: cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, giao dịch với khách hàng, thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc xuất nhập khẩu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Phân xưởng bao bì: sản xuất bao bì đóng gói phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu và sản xuất kinh doanh bao bì.

- Năm 2003 đưa vào hoạt động Xí nghiệp thu mua chế biến gạo xuất khẩu ở huyện Châu Thành.

3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY HIỆN NAY 3.4.1. Thuận lợi: 3.4.1. Thuận lợi:

Công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ có nhiều thuận lợi như sau:

- Công ty luôn được sự hổ trợ của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh (nay là Thành Phố Cần Thơ) và các ngành hải quan cùng sự chỉ đạo trực tiếp của Chi Ủy, Giám Đốc và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên.

- Sự tăng trưởng của thành phố Cần Thơ khá cao có tác động tốt đến tất cả các ngành kinh doanh nói chung và công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ nói riêng.

- Từng bước công ty đã tạo được uy tín kinh doanh trên thương trường trong và ngoài nước.

- Công ty có một lực lượng cán bộ tích cực, rất trung thành với sự nghiệp, lực lượng này chiếm đa số, đó là lí do để giải thích cho sự tồn tại và phát triển của công ty.

- Công ty nằm trên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long – một khu vực có khí hậu thuận lợi cho ngành nông nghiệp mà mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là hàng nông sản và các sản phẩm phục vụ cho trồng trọt.

- Gạo xuất khẩu phát triển về lượng và kim ngạch so với năm 2007.

- Xí nghiệp Bao Bì và 2 phân xưởng chế biến gạo hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 2007, cơ sở chủ động được nguồn nguyên liệu theo kịp yêu cầu sản xuất chế biến.

- Cơ sở vật chất: máy móc, thiết bị, nhà xưởng được đầu tư theo yêu cầu sản xuất và đáp ứng thị hiếu khách hàng.

- Bộ máy tin gọn theo yêu cầu và qui mô sản xuất kinh doanh.

- Không bị rủi ro từ khâu mua hàng, giao hàng và đến khâu thanh toán. - Có mối quan hệ tốt đẹp và cùng có lợi với Ngân hàng.

- Công ty hoạt động có hiệu quả.

3.4.2. Khó khăn:

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp phải những khó khăn như sau:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn chưa tiến triển như mong muốn và ngang tầm với khả năng kinh doanh hiện nay. Bởi vì công ty còn phải phụ thuộc khá nhiều vào sự chỉ đạo của cấp trên, đặt biệt là Ủy Ban Nhân Dân tỉnh dẫn đến tính chủ động trong kinh doanh chưa cao.

- Việc nắm số liệu và phân tích hiệu quả kinh tế đôi khi chưa chính xác và chưa kịp thời.

- Bộ phận tiếp thị còn thiếu rất nhiều.

Tóm lại trong thời gian qua, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã thu được một số kết quả đáng kể như tạo được uy tín với khách hàng, địa bàn hoạt động được mở rộng. Bên cạnh những kết quả đạt đựợc công ty còn gặp phải nhiều khó khăn và tồn tại cần giải quyết trong hoạt động kinh doanh và bán hàng.

3.5. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2009

- Nhiệm vụ trọng tâm của Công ty là tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp quý I/2009, chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần.

- Luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng mua bán trong và ngoài nước, luôn giữ chữ tín trong giao dịch với các tổ chức tài chính, Ngân hàng, được khách hàng đánh giá cao trong kinh doanh cũng như trong thanh toán.

- Khi cổ phần hóa xong Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ phần sẽ chủ động có điều kiện hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thị trường xuất khẩu mở rộng hơn, đó là thời cơ cho công ty thâm nhập một số thị trường mới.

- Về kim ngạch xuất khẩu, ước tính khoảng 12.500.000 USD (VND: 200 tỷ) bao gồm các mặt hàng như Gạo: 40.000 tấn, hàng nông sản khác: 300 tấn qua các thị trường như: Philippin, Indonexia, Singapore, Trung Quốc, Nga,…

- Về việc kinh doanh nội địa ước tính doanh thu kế hoạch là 45 tỷ, kinh doanh các mặt hàng như: Gạo thơm, cám, tấm, bao bì carton,… Thị trường là các tỉnh miền Trung, miền Đông, các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu khu vực ĐBSCL, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi,…

- Nghiên cứu, mở rộng mặt hàng nông sản và ngành hàng khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề kinh doanh.

3.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY (2006 – 2008) ĐÂY (2006 – 2008)

Những đánh giá sơ bộ về hiệu quả hoạt động công ty trong những năm gần đây thông qua bảng phân tích phía trên:

Doanh thu thuần trong năm 2007 giảm so với năm 2008 lên đến 37,8% đây là

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ.pdf (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)