Khả năng thanh toán nhanh = ( 1

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty CP xay dung so 2 ha giang (Trang 29 - 31)

toán nhanh = ( 1 - 2)/4 lần 0,77 0,99 0,85 0,22 28,57 -0,14 -14,14 7. Khả năng thanh toán tức thời = 3/4 lần 0,13 0,10 0,02 -0,03 -23,08 -0,08 -80

(Nguồn: BCTC - công ty CPXD số 2 Hà Giang)

Nhìn chung, các hệ số thanh toán năm 2012 đều có xu hướng giảm cho thấy khả năng thanh toán của công ty tương đối kém. Cụ thể:

- Hệ số thanh toán hiện thời của công ty năm 2010 chỉ ở mức 0,99 nhưng đến năm 2011 con số này đã tăng lên đạt mức 1,07, tỷ lệ tăng tương ứng là 8,08%. Điều này chứng tỏ vào năm 2011 tài sản ngắn hạn của công ty có đủ khả năng để chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của giá trị tài sản ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Năm 2012, hệ số này giảm nhẹ xuống còn 1,06, tuy nhiên vẫn nằm ở mức quy định nên không đáng lo ngại.

- Khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức thấp (<1) và có chiều hướng giảm phản ánh toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn sau khi loại bỏ yếu tố hàng tồn kho trong doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do vào năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến các công trình lớn bị ngưng trệ, hàng tồn kho tăng mạnh. Có thể thấy công ty đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu mất khả năng thanh toán. Vì vậy, công ty CPXD số 2 Hà Giang cần có các biện pháp tăng thu hồi các khoản nợ đã đến hạn và quá hạn nhằm tránh những rủi ro trong thanh toán.

- Hệ số thanh toán tức thời của công ty cả 3 năm đều rất thấp, đặc biệt năm 2012 giảm mạnh đến 80%. Nguyên nhân chính là do khoản mục tiền và tương đương tiền năm 2012 giảm mạnh 16,268 trđ, giảm 78,42% so với năm 2011 trong khi nợ ngắn hạn mỗi năm vẫn tiếp tục tăng. Điều này cho thấy tính thanh khoản của công ty chưa cao, công tác sử dụng vốn bằng tiền không hiệu quả.

Qua phân tích trên, ta thấy rằng công ty cần giảm lượng hàng tồn kho, tăng lượng tiền mặt tại quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn tốt hơn. Tuy nhiên trong điều kiện lạm phát, kinh tế khủng hoảng như bây giờ thì tiền sẽ dễ bị mất giá. Như vậy sức mua của vốn không được đảm bảo và việc để số dư tiền quá lớn sẽ không tốt đối với công ty. Vì thế thời gian tới công ty cần có sự điều chỉnh hợp lý số dư vốn bằng tiền để vừa đủ thanh khoản mà vẫn đảm bảo được giá trị sử dụng của tiền.

2.2.3.2. Đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty trong 3 năm 2010-2012

Bảng 2.5: Phân tích mức độ sử dụng nợ của công ty năm 2010-2012

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 (+/-) % (+/-) % Chỉ tiêu cơ bản 1. Tổng số nợ phải trả trđ 138.569 206.150 246.584 67.581 48,77 40.434 19,61 2. Tổng nguồn vốn trđ 150.492 238.453 277.814 87.961 58,45 39.361 16,51 3. Nợ dài hạn trđ 218 6.836 5.146 6.618 3035,78 -1.690 -24,72 4. Nguồn vốn chủ sở hữu trđ 11.923 32.303 31.230 20.380 170,93 -1.073 -3,32 5. Tổng nguồn

6. Lợi nhuận

trước thuế trđ 2.622 3.472 569 850 32,42 -2.903 -83,61

Một phần của tài liệu Phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty CP xay dung so 2 ha giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w