Mục tiêu bài học: (như tiết 1) I Thiết bị, tài liệu: ( như tiết 1)

Một phần của tài liệu bài giảng sử8 (Trang 47 - 49)

II/ Thiết bị, tài liệu: ( như tiết 1) III/ Hoạt động dạy và học: 1/ ỔN định

2/ Bài cũ :

3/ Giới thiệu bài: Chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt

Nam có những biến chuyển sâu sắc, những biến chuyển đó như thế nào, ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

Bài mới:

Mục II: NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM. 1/ Các vùng nông thôn:

Hoạt động của GV và học sinh Ghi bảng

Hỏi: Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX, có thay đổi như thế nào?

Đáp: Quan lại địa chủ không bị xóa bỏ, ngược lại ngày càng đông thêm, địa vị kinh tế và chính trị được tăng cường.

Hỏi: Vì sao như thế?

Đáp:Pháp dung dưỡng cho giai cấp này để làm tay sai cho Pháp ra sức bóc lột đàn áp nông dân vì trên thực tế Pháp không thể với tay được đến các làng xã.

Hỏi: Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?

Đáp: Nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, họ không có lối thoát. Vì ở nông thôn họ bị áp bức, bóc lột, một bộ phận chạy ra làm công nhân ở hầm mỏ, xí nghiệp cũng sống cơ cực.

GV: Với tình cảnh, người nông dân căm thù đế quốc, sẵn sàng vùng dậy chống áp bức nếu có giai cấp hay cá nhân nào đề xướng.

- Quan lại, địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân.

- Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.

2/ Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.

GV: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều đô thị mới.

Hỏi: Vì sao đến đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?

Đáp: Kết quả của việc đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

GV: Các đô thị đầu thế kỉ XX: Ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn-Chợ Lớn, có Nam Định, Hải Dương, Hòn Gai, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hoà, Mỹ Tho. Đô thị là trung tâm hành chính, sản xuất, dịch vụ, đầu mối chính trị trong cả nước. ( Dùng lược đồ chỉ cho HS).

- Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh.

- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện: + Tư sản.

Hs thảo luận: Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?

- Tầng lớp tư sản: Nhà thầu, chủ xí nghiệp, chủ xưởng, chủ hãng buôn, thế lực kinh tế yếu.

- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Chủ xưởng nhỏ, buôn bán nhỏ, viên chức nhà nước, cuộc sống bấp bênh. Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước.

- Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, sống cơ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

+ Tiểu tư sản thành thị. + Công nhân.

3/ Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

Hỏi: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?

Đáp: Phong trào mạnh mẽ, được đông đảo nhân dân ta tham gia nhưng đều thất bại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV: Điều kiện trong nước ( sự phân hoá xã hội) đã trở thành cơ sở để tiếp thu ảnh hưởng của tư tưởng bên ngoài vào.

Hỏi: Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến Việt Nam lúc đó?

Đáp: Tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, tư tưởng muốn noi gương Nhật Bản.

Hỏi: Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam lúc đó lại muốn noi gương Nhật Bản?

Đáp: Nhật Bản cũng là nước Châu Á, nhờ có duy tân và đi theo con đường TBCN mà trở nên hùng cường và đánh thắng Nga trong chiến tranh Nga- Nhật.

Hỏi: Tầng lớp nào tiếp thu tư tưởng đó? Đáp: Trí thức nho học tiến bộ.

- Ảnh hưởng từ bên ngoài tác động vào Việt Nam.

- Các trí thức nho học muốn đi theo con đường dân chủ tư sản.

4 / Củng cố: Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế

kỉ XIX- đầu thế kỉ XX:

Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc Địa chủ phong kiến Chiếm đoạt ruộng đất,

bóc lột địa tô.

Mất hết ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc. Một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước.

Nông dân Làm ruộng Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng

đứng lên đấu tranh vì độc lập, ấm no. Tư sản Kinh doanh công thương

nghiệp Thoả hiệp với đế quốc. Một bộ phận có ý thức dân tộc. Tiểu tư sản Làm công ăn lương, buôn

bán nhỏ. Sống bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu nước, chống đế quốc. Công nhân Bán sức lao động làm

thuê. Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ người bóc lột người.

5/ Dặn dò : Hoàn thành bảng thống kê vào vở.

Ngày soạn :

Tiết : 48 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918.

(2 tiết) I/ MỤC TIÊU: :

1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Nội dung của các phong trào: Đông du ( 1905-1909), Đông Kinh nghĩa thục (1907), cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì (1908).

- Những cái mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX. - Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thời kì Chiến tranh thế giới ( 1914-1918).

- Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

2/ Tư tưởng:

- Noi gương tinh thần yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918, của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

- Nâng cao nhận thức của học sinh về bản chất tàn bạo của chế độ thuộc địa. - Hiểu thêm giá trị độc lập, tự do. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3/ Kĩ năng:

- Giúp học sinh làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận định, đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử. - Tổng kết, rút ra bài học.

II/ Thiết bị, tài liệu:

- Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Chân dung Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

- Hình ảnh thực dân Pháp đàn áp phong trào chống thuế, cuộc đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội (1908).

- Sưu tầm văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu bài giảng sử8 (Trang 47 - 49)