II/ Thiết bị, tài liệu: (như tiết 1) III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài: Sau cuộc phản công ở Kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm
Nghi ra Tân Sở ( Quảng Trị). Tại đây, vua Hàm Nghi đã xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu yêu nước đứng lên giúp vua cứu nước. Phong trào Cần vương đã bùng nổ và lan rộng. Ân tượng sâu sắc nhất là phong trào phát triển rộng lớn ở Bắc và Trung kì với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn và nhỏ. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào.
2/ Bài mới:
Mục II: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG.
Hoạt động của GV và học sinh Ghi bảng
HS đọc phần đầu SGK trang 127. Hỏi: Cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo? Đáp: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
GV: Dùng lược đồ giới thiệu công sự phòng thủ Ba Đình. HS thảo luận: Điểm mạnh và điểm yếu của căn cứ Ba Đình?
+ Mạnh: Phòng thủ kiên cố: luỹ tre, hầm chông, bao bọc bởi sông và đồng lúa. Pháp khó tấn công được, hạn chế được thương vong.
+Yếu: Dễ bị cô lập, khó ứng cứu, không thể sử dụng cách đánh du kích, chỉ có thể đánh công kiên.
GV: Nhấn mạnh lại các điểm mạnh, yếu của căn cứ Ba Đình.
HS: Đọc phần diễn biến cuộc khởi nghĩa ( SGK trang 127)
Hỏi: Nghĩa quân đã chiến đấu như thế nào?
Đáp: Chiến đấu dũng cảm, với lực lượng chênh lệch. Sau đó Pháp phải huy động lực lượng tấn công quy mô mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa. Pháp đã trả thù bằng cách triệt hại cả ba làng.
GV: Khởi nghĩa thất bại nhưng đã để lại tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu kiên cường. Ngày nay, Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội) lấy tên từ cuộc khởi nghĩa này.
1/ Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886-1887)
.
- Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
- Địa bàn: Nga Sơn ( Thanh Hoá) Mạnh:
+ Án ngữ quốc lộ 1.
+ Tiếp tế bằng đường biển. + Hệ thống phòng thủ kiên cố. + Bất ngờ. Yếu: + Dễ bị cô lập. + Khó rút lui. - Diễn biến: 12/1886 đến 1/1887. - Kết quả: Thất bại.
Học sinh đọc đoạn đầu SGK trang 128.
Hỏi: Ai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa? Ông là người như thế nào?
Đáp: Nguyễn Thiện Thuật, đã từng làm quan...
GV: Dùng lược đồ trình bày về căn cứ Bãi Sậy ở các 2/
Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883-1892)
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật. - Căn cứ: Khoái Châu, Mĩ Hào, Văn Giang ( Hưng Yên).
huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ Khoái Châu ( Hưng Yên), ngoài ra cả vùng đồng bằng sông Hồng, trên các trục đường giao thông quan trọng. Xây dựng căn cứ đánh du kích.
Hỏi: Đánh nhỏ, nhanh, gọn, bất ngờ.
GV: Trình bày diến biến của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
Hỏi: Với cách đánh đó, nghĩa quân đã làm được gì? Đáp: Lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tận dụng được địa bàn, kéo dài thời gian, gây cho địch nhiều tổn thất.
+ 1883-1889, chiến đấu ác liệt.
+ 1889-1892, duy trì cuộc khởi nghĩa. - Kết quả: Thất bại.
Hỏi: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai? Đáp: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
GV: Phan Đình Phùng đã từng đỗ tiến sĩ, ông phản đối việc phế lập trong triều nên bị cách chức về quê, là người cương trực, thẳng thắn... Cao Thắng có tài, tuổi trẻ, đã chế tạo được súng trường dùng trong cuộc khởi nghĩa. GV: Dùng lược đồ mô tả căn cứ Hương Khê.
HS thảo luận: Điểm mạnh của căn cứ Hương Khê ( so với Ba Đình, Bãi Sậy )
+ Địa bàn: rừng núi hiểm trở, rộng lớn, có thể ra Bắc, vào Nam, dễ dàng cho việc tiếp ứng, có đại bản doanh.
+ Lực lượng của nghĩa quân đông, gồm nhiều dân tộc. + Có chỉ huy tài giỏi.
GV: Dùng lược đồ tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa và cách đánh của nghĩa quân.
Hỏi: Để dập tắt cuộc khởi nghĩa, quân Pháp đã làm gì? Đáp: Xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc xung quanh. Dùng lực lượng lớn tấn công vào Ngàn Trươi.
GV: Nói thêm về trận đánh của nghĩa quân ở Vụ Quang. HS thảo luận: Tìm hiểu về quy mô, tính chất ác liệt, thời gian, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
+ Khởi nghĩa có quy mô, địa bàn rộng lớn. + Thời gian kéo dài trên 10 năm.
+ Lãnh đạo có uy tín, tài giỏi. + Lập được nhiều chiến công.
HS thảo luận: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? + Nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc ta chống ngoại xâm.
+ Làm chậm quá trình xâm lược của Pháp.
+ Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang. Khởi nghĩa Hương Khê là bước phát triển cao nhất của phong trào Cần vương.
3/
Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885- 1895)
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Căn cứ: Hương Khê ( Hà Tĩnh )
- Diễn biến:
+ 1885-1888: Xây dựng lực lượng. + 1889-1896: Chiến đấu ác liệt. - Kết quả : thất bại.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm.
3/ Củng cố :
+ Trong các cuộc khởi nghĩa Ba Đình , Bãi Sậy, Hương Khê, cuộc khởi nghĩa nào là điển hình nhất trong phong trào Cần vương? Vì sao? ( Khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất vì có quy mô lớn, địa bàn rộng, chế tạo được vũ khí, thời gian chiến đấu dài, có nhiều trận đánh lớn, Pháp phải vất vả mới đàn áp được).
+ Nguyên nhân nào làm cho các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương thất bại?
( Hạn chế bởi ý thức hệ phong kiến: Muốn đánh Pháp để khôi phục chế độ quân chủ trong khi nhà Nguyễn đã đầu hàng Pháp nên dân không tin tưởng. Hoạt động cùng thời gian nhưng thiếu đoàn kết, phối hợp với nhau nên Pháp dễ đàn áp. Những người lãnh đạo phiêu lưu, mạo hiểm, chủ nghĩa anh hùng cá nhân, khi khó khăn thì nản chí...)
+ Cuối cùng giáo viên nhấn mạnh: Mặc dù thất bại, các cuộc khởi nghĩa trên vẫn tiêu biểu phong trào Cần vương, biểu hiện tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc ta.
4/ Bài tập: Lập niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương.
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động
Tiết 43 Ngày soạn :
Bài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX. I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của một loại hình đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX- phong trào không có sự chi phối của tư tưởng Cần vương mà trước đây thường được gọi là đấu tranh “ tự động”, “tự phát”.
- Những nội dung cần nắm: + Hoàn cảnh bùng nổ phong trào.
+ Quy mô, diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế. + Nguyên nhân thất bại , ý nghĩa lịch sử.
2/ Tư tưởng:
- Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam: cần cù, chất phác, yêu tự do, căm thù quân xâm lược.
- Những hạn chế của nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc.
- Sự cần thiết phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến trong cách mạng Việt Nam để dẫn dắt nông dân đến thắng lợi.
3/ Kĩ năng:
- Miêu tả, tường thuật một sự kiện lịch sử. - Sự dụng bản đồ.
- Đối chiếu so sánh, phân tích, đánh giá lịch sử.
II/ Thiết bị, tài liệu:
- Lược đò khởi nghĩa Yên Thế.
- Tranh ảnh về các thủ lĩnh và đồng bào các dân tộc ít người chống Pháp ( liên quan đến khởi nghĩa Yên Thế).
- Tư liệu về cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài: Cuối thế kỉ XIX, nhằm ổn định tình hình chính trị, chuẩn bị hco một cuộc khai
thác trên quy mô lớn, Pháp đẩy mạnh chính sách bình định quân sự đối với trung du, miền nui. Chúgn đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân các địa phương. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
2/ Bài mới:
Mục I: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884-1913)
Hoạt động của GV và học sinh Ghi bảng
GV: Dùng lược đồ xác định vị trí Yên Thế, giới thiệu địa hình, phong thổ, vị trí, con người của vùng đất này.
Hỏi: Vì sao nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Đáp: Nhân dân Yên Thế căm ghét thực dân phong kiến. Họ gan góc, dũng cảm và yêu tự do. Khởi nghĩa bắt đầu khi Pháp bình định Yên Thế.
Học sinh đọc SGK trang 132, nắm diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa qua các giai đoạn: 1884- 1892;1893-1908;1909-1913.
Học sinh thảo luận: Nhận xét về khởi nghĩa
a/ Nguyên nhân:
Pháp bình định Yên Thế. b/ Diến biến:
+ Giai đoạn 1884-1892: Hoạt động riêng lẻ.
+ Giai đoạn 1893-1908: Chiến đấu, xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
+ Giai đoạn 1909-1913: Pháp tấn công, phong trào suy yếu rồi tan rã
Yên Thế ? ( thời gian, tính chất, nguyên nhân thất bại)
+ Tồn tai lâu hơn các cuộc khởi nghĩa Cần vương ( giáo viên giải thích theo SGV trang 191).
+ Khởi nghĩa xuất phát từ lờng yêu nước, yêu quê hương, bảo vệ cuộc sống tự do.
+ Thất bại vì chỉ bó hẹp trong một địa phương, lực lượng chênh lệch, chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, bế tắc về đường lối.
+ Thể hiện tính chất dân tộc, yêu nước sâu sắc.
d/ Tính chất:Thể hiên tinh thần dân tộc, yêu nước.sâu sắc
Mục II: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI.
GV: Dùng lược đồ chỉ cho học sinh thấy các vùng, miền thực dân Pháp tiến hành bình định từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, nêu truyền thống đấu tranh bất khuất của đồng bào dân tộc ít người.
Hỏi: Vì sao phong trào ở miền núi nổ ra muộn hơn so với miền xuôi?
Đáp: Pháp tiến hành bình định ở đây muộn hơn. Hỏi: Nêu các phong trào tiêu biểu ở từng địa phương? Đáp: Dựa vào SGK, trang 133.
Học sinh thảo luận: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại? +Kết quả: thất bại.
+Ý nghĩa: làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp. +Nguyên nhân: Thiếu tổ chức lãnh đạo, bế tắc về đường lối, ngoài ra còn do trình độ thấp, đời sống khó khăn nên dễ bị kẻ thù mua chuộc, lung lạc.
- Nổ ra mạnh mẽ, sôi nổi, ở nhiều nơi, đồng đảo đồng bào tham gia.
- Kết quả: thất bại.
- Ý nghĩa: làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: thiếu tổ chức, lãnh đạo.
4/ Củng cố : Điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
+ Mục tiêu chiến đấu không phải để khôi phục chế độ phong kiến. + Nghĩa quân là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu tự do. + Địa bàn hoạt động ở trung du.
+Thời gian tồn tại lâu ( 30 năm )
Tuần Ngày soạn: Tiết:44 :
Bài 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh nhận thấy:
- Những nét chính về phong trào đòi cải cách kinh tế- xã hội ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. - Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu đòi cải cách duy tân, những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách của thế kỉ XIX không thực hiện được.
2/ Tư tưởng:
- Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử , thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước.
- Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà duy tân ở Việt Nam.
- Trân trọng những giá trị đích thực, trí tuệ của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
3/ Kĩ năng:
-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định, liên hệ lí luận với thực tiễn.
II/ Thiết bị, tài liệu:
- Tài liệu về các nhân vật Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. - Nguyên văn đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.