Hoạt động dạy và học: 1/ Ổn định:(1’)

Một phần của tài liệu bài giảng sử8 (Trang 29 - 32)

1/ Ổn định:(1’)

2/ Bài cũ: (3’)

3/Giới thiệu bài (1’)

Mục I: THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ.

1/ Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

Mục tiêu: Nắm được nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau 1867.

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Ghi bảng Hỏi: Âm mưu của Pháp sau năm 1867? Gọi học sinh

đọc phần chữ nhỏ trong SGK trang 119.

Đáp: Pháp thiết lập bộ máy thống trị, tiến hành bóc lột kinh tế ở Nam Kì. Chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.

Hỏi: Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào? Nhận xét?

Học sinh: Sử dụng đoạn 1 phần chữ nhỏ trong SGK trang 120 để trả lời.

Đáp: Chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn làm cho tình hình đất nước suy yếu. Đời sống nhân dân cực khổ, họ đã nổi dậy đấu tranh khắp nơi.

GV: Treo bản đồ Việt Nam và chốt lại. Âm mưu của Pháp và chính sách của triều Nguyễn.

GV: Giới thiệu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân kết hợp với sử dụng bản đồ.

1/ Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đanh chiếm Bắc Kì: Kì:

a/ Pháp thiết lập bộ máy thống trị, tiến hành bóc lột Nam Kì. - Chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.

b/ Triều đình nhà Nguyễn: Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.

c/ Nhân dân: Nổi dậy đấu tranh khắp nơi.

Sơ kết : Sau khi chiếm được Nam Kì, Pháp đã gấp rút chuẩn bị đánh Bắc Kì. Triều định đã thi hành nhiều chính sách bảo

2/ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

Mục tiêu: Kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp và tinh thần chiến dấu của quân dân ta. Hỏi: Tại sao đến 1873, Pháp triển khai kế hoạch đánh

chiếm Bắc Kì?

Đáp: Nam Kì đã được củng cố, triều đình Huế suy yếu, nhu nhược.

Hỏi: Pháp có kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào? (Giáo viên nêu âm mưu của Pháp dựng lên vụ Đuy-puy).

GV: Sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến. Bảng phụ về tương quan lực lượng giữa Pháp và ta. (SGV trang 173).

Minh họa một vài nét về cha con Nguyễn Tri Phương. Hỏi: Tại sao quân triều đình ở Hà Nội rất đông mà không thắng được quân Pháp. ( Thảo luận nhóm) Sơ kết: Pháp đã đạt được mục đích chiếm Bắc Kì. Thất bại của ta là thất bại của đường lối bạc nhược, sai lầm, nặng về thương thuyết, đàm phán của triều đình Huế.

2/ Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

a/ Diến biến:

- Cuối năm 1872, chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì. - 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh Hà Nội.

b/ Kết quả: Pháp đã đánh chiếm được một số tỉnh ở Bắc Kì c/ Nguyên nhân thất bại: Đường lối bạc nhược, chính sách quân sự bảo thủ, nặng về thương thuyết.

3/ Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì ( 1873-1874)

 Mục tiêu:

- Tinh thần phản kháng của nhân dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiệp ước 1874. - Sử dụng bản đồ vùng châu thổ sông Hồng để giới thiệu về Hà Nội và các tỉnh lân cận.

GV: Cho học sinh đọc phần chữ nhỏ trong SGK trang 120. Hỏi: Em có nhận xét gì về thái độ của triều Nguyễn và thái độ của nhân dân ta khi Pháp đánh Hà Nội?

Đáp: Triều Nguyễn đánh cầm chừng, thiên về thương thuyết. Nhân dân kiên quyết chống giặc.

GV: Treo lược đồ trận Cầu Giấy, trình bày diễn biến. Minh hoạ quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Quân đội triều đình.

Hỏi: Ý nghĩa của trận Cầu Giấy?

Đáp: Làm cho Pháp hoang mang, nhân dân nô nức, hăng hái đánh giặc.

Hỏi: Trước tình hình đó, thái độ triều đình Huế như thế nào?

Đáp: Thương thuyết với Pháp, kí kết điều ước 1874. GV: Cung cấp một số nội dung trong Hiệp ước 1874 ( Bảng phụ ).

Hỏi: Nhận xét và so sánh Hiệp ước 1874 với Hiệp ước 1862 ?

Đáp: Ta mất thêm ba tỉnh ở Nam Kì. Triều đình Huế một lần nữa phạm sai lầm.

GV: Phân tích Hiệp ước.

Hỏi: Vì sao triều Nguyễn kí hiệp ước 1874? Hậu quả? Đáp: Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, Triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện các âm mưu xâm lăng tiếp theo.

3/ Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874). Kì (1873-1874).

- Trận Cầu Giấy: 21/12/1873.

- Ý nghĩa :

+ Pháp: hoang mang.

+Triều đình: muốn thương lượng với Pháp. + Nhân dân ta phân khởi.

- Hiệp ước Giáp Tuất: 15/3/1874.

- Thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, đổi lại Pháp rút khỏi Bắc Kì.

Sơ kết toàn bài: GV nhấn mạnh lại các kiến thức của bài.

4 / Củng cố và dặn dò:

1/ Học sinh lên chỉ bản đồ Pháp đánh chiếm Bắc kì lần I và trận Cầu Giấy.

2/ So sánh nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Hiệp ước Giáp Tuất (1874). Nhận xét về thái độ của triều đình nhà Nguyễn.

5/ Dặn dò: Học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới.

3/ Tại sao mãi đến 1882, Pháp mới lại đánh chiếm Bắc Kì? 4/ Tình hình Nhà nước phong kiến Việt Nam sau 1874?

Tiết 39 Ngày soạn:

Bài 25:

KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1837-1884)(Tiếp theo ) (Tiếp theo )

Một phần của tài liệu bài giảng sử8 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w