Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP tư vấn - đầu tư - xây dựng Gia Thịnh.pdf (Trang 26 - 30)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu

2.2.2Phương pháp phân tích số liệu

Trong đề tài nghiên cứu này chủ yếu là dùng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích số liệu trong từng mục tiêu nghiên cứu.

- Phân tích theo chiều ngang : là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyêt đối và số tương đổi trên từng chỉ tiêu của từng bảng (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).

- Phân tích theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng bảng và giữa các bảng.

- Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó xem xét mà có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Lợi nhuận/chi phí

Lợi nhuận ròng Tổng chi phí =

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

a. Khái niệm và nguyên tắc

* Khái niệm:

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

* Nguyên tắc:

- Tiêu chuẩn so sánh:

+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.

+ Các thông số thị trường.

+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

b. Các phương pháp so sánh

* Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác động của so sánh: phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.

Tăng ( +) giảm ( - ) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực hiện – Chỉ tiêu kế hoạch

Số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên được. Số tương đối còn là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để đánh giá một vấn đề nào đó ở 2 thị trường khác nhau. Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu. Các loại số tương đối:

- Số tương đối kế hoạch

- Số tương đối hoàn thành kế hoạch

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

a. Khái niệm

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích tức là đối tượng phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

b. Đặc điểm

- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi còn các nhân tố khác được cố định lại.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, chất lượng sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần tr ước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích.

c. Cách thực hiện

Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh h ưởng là a, b, c, d. Các nhân tố này tác động tới Q bằng tích số.

Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c . d

* Quy ước rằng:

Kế hoạch ký hiệu là 0 Thực hiện ký hiệu là 1

Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch. ΔQ = Q 1 – Q 0 Với: Q 1 = a 1 . b 1 . c 1 . d 1 Q 0 = a 0 . b 0 . c 0 . d 0

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng cách thay thế

- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a

0b 0c 0d 0 bằng a 1b 0c 0d 0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là:

Δa = a 1b 0c 0d 0 - a 0b 0c 0d 0 - Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a

1b 0c 0d 0 bằng a 1b 1c 0d 0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là:

Δb = a 1b 1c 0d 0 – a 1b 0c 0d 0 - Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a

1b 1c 0d 0 bằng a 1b 1c 1d 0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là:

Δc = a 1b 1c 1d 0 – a 1b 1c 0d 0 - Thay thế bước 4 (cho nhân tố d): a

1b 1c 1d 0 bằng a 1b 1c 1d 1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố d sẽ là:

Δd = a 1b 1c 1d 1 – a 1b 1c 1d 0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng. Δa + Δb + Δc + Δd = a 1b 1c 1d 1 - a 0b 0c 0d 0  Đúng bằng đối tượng phân tích

ΔQ = Q 1 – Q

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN - ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG GIA THỊNH

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP tư vấn - đầu tư - xây dựng Gia Thịnh.pdf (Trang 26 - 30)