Cuộc kháng chiến chống Minh (1418-1427)

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam thời thượng cổ (Trang 59 - 62)

Đầu năm 1416 tại Lũng Nhai thuộc vùng rừng núi Lam Sơn (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng làm lễ ăn thề nguyện cùng sống chết để đánh đuổi quân Minh do Mã Kỳ cầm đầu tiến đánh Lam Sơn. Sau khi phục binh đánh thắng trận đầu, nghĩa quân hãy còn yếu sức, chưa quá 2000 người, không chống cự nổi. Bình Định Vương phải bỏ cả vợ con cho địch bắt, cùng nghĩa quân rút lên núi Chí Linh. Khi quân Minh rút đi, nghĩa quân lại trở về Lam Sơn, xây dựng căn cứ, lực lượng chỉ còn khoảng 100 người.

Tháng 4 năm 1419, Lê Lợi đem quân đánh chiếm đồn Nga Lạc (Nga Sơn, Thanh Hóa). Quân Minh đem lực lượng đến đánh nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần thứ hai và bị quân Minh vây chặt. Trong tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã tình nguyệt mặc ngự bào, giả làm Lê Lợi cưỡi voi xông trận để bị giặc bắt. Giết xong Lê Lai, tưởng là đã trừ được Lê Lợi, quân Minh rút đi. Nghĩa quân chuyển về Lư Sơn (phía Tây huyện Quang Hóa) để xây dựng căn cứ khác.

Năm 1420, sau khi đánh thắng quân Minh một trận lớn ở Thi Lang, Bình Định Vương cho đóng bản doanh tại Lỗi Giang (tên của một đoạn sông Mã). Tại đây, Nguyễn Trãi đã đến yết kiến Lê Lợi và dâng tập Bình Ngô sách (bản chiến lược đánh đuổi quân Minh). Lê Lợi phong Nguyễn Trãi làm tham mưu.

Cuối năm 1422, quân Minh tiến đánh nghĩa quân ở Quan Gia (có nơi ghi là Quan Du). Lê Lợi phải rút quân về Chí Linh lần thứ ba. Nghĩa quân thiếu lương thực, Lê Lợi phải giết cả con ngựa đang cưỡi để nuôi quân. Trước tình thế khó khăn đó, để củng cố lực lượng, Lê Lợi xin hòa với quân Minh. Đề nghị ấy được quân Minh chấp nhận vì đã đánh nhau với nghĩa quân mãi mà vẫn không tiêu diệt được (tháng 5.1423).

Lui về phía Nam

Qua năm 1424, sau nhiều lần mua chuộc dụ dỗ nghĩa quân bất thành, quân Minh chuẩn bị dùng võ lực đàn áp. Theo lời bàn của Nguyễn Chích, Bình Định Vương tiến vào Nghệ An để xây dựng căn cứ mới. Tháng 10 năm 1424, Lê Lợi cho quân đi đánh chiếm đồn Đa Căng (Thanh Hóa). Nghĩa quân đánh tan quân Minh ở Bồ Liệp và Trịnh Sơn (Nghệ An).

Đầu năm 1425 tướng nhà Minh là Trần Trí huy động lực lượng ở Nghệ An chặn đánh nghĩa quân làm chủ cả vùng Nghệ An. Bình Định Vương một mặt sai Đinh Lễ đem quân đánh Diễn Châu rồi tiến ra vây thành Tây Đô, một mặt sai Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ đem quân vào Nam giải phóng hai châu Tân Bình, Thuận Hóa, uy thế của Bình Định Vương ngày càng lớn, dân chúng gia nhập nghĩa quân càng nhiều. Các tướng gọi ông là Đại Thiên Hành Hóa (thay trời làm mọi việc).

Nhà Hậu Lê (1428-1527)

I. Chính trị - xã hội đại việt dưới đời các vua 1. Lê Thái Tổ (1385 - 1433)

Lê Lợi sau khi thắng quân Minh, lên ngôi vua lấy hiệu là Lê Thái Tổ, lấy lại quốc hiệu là Đại Việt. Thời gian làm vua của ông ngắn ngủi, chỉ có sáu năm. Tuy thế, ông vẫn thực hiện được một số việc, đặt nền tảng cai trị các vua kế vị.

Để tránh chiến tranh, Lê Thái Tổ sai sứ sang cầu phong nhà Minh và thuận theo yêu sách của nhà Minh là cứ ba năm lại công hai người vàng gọi là "Đại thân kim nhân" để thay thế cho Liễu Thăng và Lương Minh, đã bị giết trong cuộc chiến vừa qua.

Để bộ máy nhà nước thích ứng với tình hình đất nước trong thời kỳ xây dựng, vua Lê Thái Tổ buộc các quan lại từ tứ phẩm trở xuống đều phải thi lại khoa Minh Kinh. Khoa thi này còn dành cho các người ẩn dật ra thi để vua chọn nhân tài. Những tăng sĩ, đạo sĩ của Phật giáo và Lão giáo đều ohải thi lại kinh điển của tôn giáo mình, nếu đậu mới cho tiếp tục việc tu hành, còn rớt thì phải hoàn tục làm ăn sinh sống như người thường.

Vua cho lập trường Quốc Tử Giám tại Kinh đô để cho con cháu các quan lại và cả con cái thường dân vào học.

Vua chia nước ra làm 5 đạo. Mỗi đạo có quan Hành khiển giữ sổ sách về quân và dân. Các xã hơn 100 người thì gọi là đại xã có ba xã quan trông coi. Xã có hơn 50 người được gọi là trung xã, có hai xã quan. Còn tiểu xã thì có 10 người trở lên và chỉ có một xã quan.

Quân đội cũng được vua phiên chế lại. Trong công cuộc kháng chiến chống Minh, số quân của Bình Định Vương lên đến 25 vạn. Đến nay vua cho 15 vạn về lại nông thôn làm ăn. Số còn lại thì chia làm năm phiên, một phiên ở lại làm lính còn bốn phiên kia cũng cho về làm ruộng và cứ thế thay phiên nhau.

2. Lê Thái Tông (1423 - 1442)

Lê Thái Tông lên nối ngôi vua khi mới có 11 tuổi, có quan phụ chính và là công thần Lê Sát quyết định hết mọi việc. Nhưng khi lớn lên, thấy Lê Sát quá chuyên quyền, vua Lê Thái Tông bèn giết đi và thân chính.

Vua chỉnh đốn lại việc thi cử, định lệ là cứ 5 năm thì một lần thi hương, 6 năm một lần thi hội. Từ năm 1442 vua cho khắc tên các tiến sĩ vào bia đá. Từ đấy Đại Việt có tục lệ này.

Giữa năm 1442, sau chuyến đi duyệt quan ở Chí Linh và ghé thăm Nguyễn Trãi tại Côn Sơn, vua mất thình lình tại hành cung ở Lệ chi viên (Hà Bắc), bên cạnh Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi. Triều đình đổ cho Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ giết vua và cho tru di tam tộc dòng họ của Nguyễn Trãi.

Lê Nhân Tông lên làm vua khi mới hai tuổi nên bà Thái Hậu làm nhiếp chính, nhưng đến năm 1459 thì vua bị người anh là Nghi Dân giết đi để cướp ngôi. Nghi Dân ở ngôi 8 tháng lại bị triều đình giết. Người con thứ tư của vua Lê Thái Tông được tôn lên làm vua. Đó là Lê Thánh Tông.

4. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

Lê Thánh Tông là một vị minh quân vào hàng bậc nhất của lịch sử Việt Nam. Triều đại của nhà vua đã để lại dấu ấn rõ rệt cho nền văn hóa dân tộc. Các thành tựu có được dưới triều của nhà vua không chỉ thể hiện ở một số lĩnh vực, mà trái lại rất toàn diện, tổng hợp cả về chính trị, kinh tế, quân sự lẫn văn hóa, xã hội.

Về cấu trúc hành chính, cơ cấu chính quyền được nhà vua cải tổ từ trung ương xuống đến tận xã. Cơ chế sáu bộ, sáu khoa (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) đã được lập ra từ thời Nghi Dân, được giữ lại và đồng thời thêm sáu bậc (lực tự). Các sĩ phu Nho giáo được tham chính rộng rãi. Họ được tuyển qua con đường thi cử. Các quan lại có cuộc sống vật chất tương đối bảo đảm, được cấp ruộng đất và tuế bổng.

Cả nước được chia làm 12 đạo, là Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Ban, Hưng Hóa, Tuyên Quang,Thái Nguyên và Lạng Sơn. Về sau có thêm đạo Quảng Nam. Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ toàn quốc, được gọi là Hồng Đức bản đồ. Đây là bản đồ toàn quốc đầu tiên của đất nước, được hình thành bằng cách tập họp tất cả bản đồ các đạo mà thành. Đồng thời, một bộ sách quan trọng về lịch sử của nước nhà được biên soạn. Đó là bộ "Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên. Tác phẩm này dựa trên cơ sở của cuốn "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu, viết từ thời Hồng Bàng cho đến đời vua Lê Thái Tổ. Bộ sử này hiện vẫn còn được bảo tồn, chứ không thất truyền như bộ "Đại Việt sử ký" của Lê Văn Hưu. Lê Thánh Tông chăm lo đến nền nông nghiệp và các công trình thủy lợi. Con đê lấn biển còn dấu vết ở Hà Nam Ninh là hậu thân của con đê được đắp dưới đời của nhà vua, nên được gọi là Lê Hồng Đức.

Năm 1471, Lê Thánh Tông đích thân cầm quân đi đánh Champa, lấy thêm đất cho đến núi Thạch Bi, đặt ra đạo Quảng Nam. Nhà vua còn sai quân đi đánh, buộc Lão qua và Bồn Man phải quy phục (1479). ở biên giới phía Bắc, Lê Thánh Tông cho phòng giữ chắc chắn.

Năm 1483, nhà vua cho soạn một bộ luật mới, đó là bộ "Lê Triều hình luật", vẫn thường được gọi là "Luật Hồng Đức" bao gồm nhiều lĩnh vực về luật hình, luật hôn nhân, luật hành chính, luật dân sự, luật tố tụng... Bộ luật có mặt tiến bộ đáng chú ý là quan tâm đến người nghèo, đối xử tương đối công bằng với phụ nữ hơn so với thời trước.

Năm 1494, Lê Thánh Tông lập ra hội Tao Đàn gồm có vua và 25 văn thần. Nhà vua xưng là Tao Đàn Nguyên soái, cùng nhau xướng họa. Hội Tao Đàn chứng tỏ sinh hoạt văn hóa thanh cao của thời ấy. Những bài thơ xướng họa giữa các tao nhân mặc khách ấy được tập hợp thành tập "Quyành Uyển cửu ca", gồm 300 bài ca tụng thiên nhiên, cuộc sống, con người, tình thương. Hội Tao Đàn ngưng hoạt động vào năm 1497, lúc người Nguyên Soái mất. Bản thân nhà vua cũng sáng tác nhiều thơ văn. Đó là có "Hồng Đức quốc âm thi tập", "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn", viết bằng chữ Nôm, "Liệt truyện tạp chí", "Chinh Tây kỷ hành", "Minh Lương cẩm tú", "Văn minh cổ xúy", "Xuân Vân thi tập"... viết bằng chữ Hán.

Triều đại Lê Thánh Tông kéo dài 38 năm với hai niên hiệu là Quang Thuận (1460 - 1496) và Hồng Đức (1469 -1497). Đây là giai đoạn cường thịnh của nước Đại Việt. Các vua sau Lê Thánh Tông, trừ Lê Hiển Tông là người hiền lành, biết lo cho dân, còn lại thì sống xa xỉ, bạo ngược và lơi lỏng việc triều đình. Vì thế họ Mạc mới nổi lên được.

II. Kinh tế

Vào buổi đầu của triều đại mình, nhà Lê đã khôi phục được nền kinh tế và cải thiện được đời sống nhân dân.

Vua Lê Thái Tổ định ra phép "quân điền" vào năm 1429. Chính sách này về sau được vua Lê Thánh Tông hoàn chỉnh vào năm 1477. Theo chính sách này, công điền công thổ được đem chia cho mọi người, từ quan lại thần cho đến người già yếu cô quả đều có phần ruộng làm cho khoảng cách giữa người giàu và nghèo không chênh lệch lắm. Phép quân điền này duy trì và phát triển vào các đời sau. Những ruộng bỏ hoang được nhập vào ruộng công làng xã để chia cho nông dân. Về sau, việc chia ruộng được thực hiện sáu năm một lần. Các cơ quan phụ trách các vấn đề liên quan đến nông nghiệp được đặt ra:

* Khuyến nông: Cơ quan này chiêu tập các nông dân xiêu tán tha phương cầu thực, đưa họ trở về quê quán làm ăn.

* Đồn điền: Đưa nông dân đến đất mới ở khai hoang * Hà đê: Săn sóc hệ thống đê điều.

Sinh hoạt thương mại sầm uất. Thăng Long với 36 phố phường được hình thành. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp xuất hiện như gốm Bát Tràng, đúc đồng Đại Bái. Các chợ được nhà nước khuyến khích thành lập, hễ chỗ nào có dân là có chợ. Việc buôn bán với nước ngoài tại Vân Đồn tuy có hạn chế nhưng vẫn phát triển. Các mỏ đồng, vàng bắt đầu được khai thác.

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam thời thượng cổ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w