Phong trào chống Pháp 1 Phong trào báo chí

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam thời thượng cổ (Trang 116 - 118)

Phong trào chống Pháp giai đoạn sau thế chiến thứ nhất tiếp tục phát triển. Phong trào tỏa rộng ra mọi tầng lớp nhân dân. Nổi bật nhất là phong trào của công nhân và giới tiểu tư sản trí thức. họ đã cho ra những tờ báo bằng tiếng Pháp hoặc bằng chữ Quốc ngữ kêu gọi lòng yêu nước của toàn dân đồng thời mở ra phương cách đấu tranh. Nguyễn An Ninh cho ra tờ "La Cloche fêlée" (Chuông rè) ở Nam Kỳ vào ngày 10/12/1923 không những công kích giới quan lại thối nát mà còn lên án thực dân Pháp. Những cuộc diễn thuyết, vận động quần chúng của Nguyễn An Ninh đã là tiếng vang lớn trong quần chúng, tạo thuận lợi cho sự ra đời của "Đảng Thanh Niên Cao Vọng". Đảng này được sự ủng hộ của giới trí thức Nam Kỳ. Để đè bẹp phong trào này, thực dân Pháp cho bắt Nguyễn An Ninh, kết tội ông viết truyền đơn, viết báo xúi giục dân chúng phá rối trật tự an ninh. Sau khi ra tù, Nguyễn An Ninh lại lập hội kín, hội này phát triển chủ yếu ở Sài Gòn, Gia Định và có ảnh hưởng đến các địa phương khác. Bên cạnh các hoạt động của Nguyễn An Ninh còn có Ngô Đức Kế với tờ báo "Hữu Thanh", Huỳnh thúc Kháng với tờ "Tiếng Dân". Hai tờ này viết bằng chữ quốc ngữ và rất phổ biến.

2. Các cuộc biểu dương tinh thần chống Pháp

Hai sự kiện chính trị lớn đã nổ ra và gây dấu ấn sâu sắc lên cuộc sống chính trị của dân chúng. Sự kiện thứ nhất là cuộc đấu tranh của nhân dân trong cả nước và của Việt kiều ở nước ngoài đòi ân xá cho nhà cách mạng Phan Bội Châu Nguyên vào ngày 30.6.1925, thực dân tổ chức bắt cóc Phan BộiChâu tại Thượng Hải khi ông đang hoạt động ở đấy. Chúng đem ông về Việt Nam và đưa ra tòa để hình xử kết ánn chung thân. Bản án này gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của dân chúng. Các cuộc bãi công, bãi thị xảy ra khắp nơi đòi tha bổng cho Phan Bội Châu. Toàn quyền bấy giờ là Varenne phải tuyên bố tha bổng Phan Bội Châu nhưng lại đưa ông về giam lỏng ở Huế.

Trong cuộc vận động này có vai trò quan trọng của một tổ chức yêu nước mới thành lập. Đó là hội Phục Việt. Hội này kết hợp hoạt động cùng "Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội". Sau một thời gian hoạt động, bi 5lộ, hội đổi tên nhiều lần, cuối cùng quyết định lấy tên là "Tân Việt Cách Mạng Đảng" .

Sự kiện thứ hai là đám tang của Phan Chu Trinh. Sau những năm tháng lăn lộn hoạt động chính trị, Phan Chu Trinh lâm bệnh và mất ngày 24.3.1926. Đám tang của ông được tổ chức rộng khắp ba kỳ và trở thành một dịp biểu dương lớn tinh thần yêu nước và ý chí kháng Pháp của dân tộc Việt Nam.

3. Các tổ chức chống Pháp ở nước ngoài

Phong trào đấu tranh chống Pháp không chỉ có ở trong nước, mà cũng phát triển rất mạnh mẽ ở nước ngoài. "Hội Liên hiệp các Dân tôc Thuộc Địa" do Nguyễn ái Quốc cùng một số người yêu nước thành lập tại Pháp vào năm 1921. Tổ chức này phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin đến các dân tộc thuộc địa. Nguyễn ái Quốc cho ra tờ "Le Paria" (Người Cùng Khổ) lên án chính sách bóc lột dã man của thực dân Pháp, kêu gọi các dân tộc bị trị vùng lên chống chủ nghĩa thực dân. Dù bị kiểm soát chặt chẽ, tờ "Le Paria" cũng vẫn được chuyển về trong nước và tác động lớn đến phong trào chống Pháp tại đây.

Một tổ chức hải ngoại khác là nhóm "Tân Tâm Xã" ra đời ở Quảng Châu gồm những thanh niên trẻ tuổi đầy nhiệt huyết từ tổ chức "Việt Nam Quang Phục Hội" mà ra. Năm 1924, biết tin Toàn quyền Đông Dương là Merlin trên đường sang Nhật

sẽ ghé Trung quốc, "Tâm Tâm Xã" quyết định ám sát y để gây tiếng vang cho phong trào đánh đuổi thực dân. Nhiệm vụ này được giao cho Phạm Hồng Thái. Đêm 19.6.1924 Merlin dự tiệc chiêu đãi ở khách sạn Victoria tại Sa ĐIện nằm trong tô giới của Anh. Phạm Hồng Thái cải trang thành phóng viên lọt được vào và ném bom lên bàn tiệc của Merlin. Bom nổ nhưng chỉ làm Merlin bị thương. Hành động xong, Phạm Hồng Thái bị cảnh binh rượt đuổi gấp phải nhảy xuống Châu Giang trầm mình. Tiếng bom sa Điện đã có ảnh hưởng trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phong trào chống Pháp tăng cao.

Sau tiếng bom Sa Điện, Nguyễn ái Quốc đến Quảng Châu. Tại đây, từ hạt nhân của "Tâm Tâm Xã", ông thành lập ra tổ chức "Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội", trong đó có tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt (6.1925). "Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội" tìm cách tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tạo tiền đề cho công cuộc giải phóng dân tộc và giai cấp trong nước.

4. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái

Tháng 12 năm 1927, Nguyễn Thái Học cùng một số người yêu nước thành lập tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nguyễn Thái Học được bầu làm Chủ tịch Đảng. Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ trương liên kết lại mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp hay tôn giáo; dùng vũ lực để lấy lại quyền độc lập tự chủ của đất nước và lập một chính thể cộng hòa theo chủ nghĩa dân chủ xã hội. Việt Nam Quốc Dân Đảng phát triển mạnh ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương... Tháng 2-1929 Việt Nam Quốc Dân Đảng cho người ám sát Bazin, trùm mộ phu cho các đồn điền cao su của Pháp ở Nam Kỳ. Mật thám Pháp ra tay khủng bố. Nhiều Đảng viên bị bắt. Nhiều cơ sở Đảng bị tan vỡ. Nguyễn Thái Học quyết định dốc hết lực lượng mở cuộc tổng khởi nghĩa nhưng thất bại. Nguyễn Thái Học bị bắt và bị tử hình cùng 12 đồng chí của mình. Tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng tan vỡ.

Một phần của tài liệu Lịch sử Việt Nam thời thượng cổ (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w