Nhà máy Uljin

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG (Trang 100 - 113)

Côngsuất: 6.157 MWh

4.3/Tác động của nhà máy hạt nhân đến môi trường và con người:

Trong dây chuyền sản xuất nhiên liệu hạt nhân hai khâu khai thác và chế biến quặng urani có tác động xấu nhất đối với con người và môi trường. Quặng urani chủ yếu được khai thác bằng cách cổ điển ở mỏ lộ thiên hoặc mỏ ngầm. Nếu là mỏ lộ thiên, chỉ cần bóc lớp đất đá phủ tương đối mỏng để lấy quặng, còn mỏ ngầm thì phải đào hầm lò khá sâu qua lớp đá không quặng, có khi tới hai ba kilômet dưới lòng đất. Hàng triệu lít nước ô nhiễm bơm từ mỏ vào sông rạch, khiến lớp trầm tích ngày càng chứa nhiều chất phóng xạ hơn.

Tuy việc thông khí ở mỏ giảm được phần nào tai hại cho sức khỏe công nhân, nhưng bụi phóng xạ và khí rađon thổi ra ngoài lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cho người dân sống gần đó. Đá thải chất thành gò lớn cũng hay có độ phóng xạ cao hơn các loại đá bình thường. Kể cả khi mỏ đã ngừng hoạt động, gò đá thải vẫn còn là mối đe dọa đối với môi trường và các khu dân cư lân cận vì khí

Sau khi thu hoạch, quặng urani được đập vỡ rồi nghiền nhỏ ở phân xưởng gia công. Trong quá trình thủy luyện, người ta tách urani ra khỏi quặng bằng một dung dịch thường là axit sunfuric nhưng cũng có khi là dung dịch bazơ. Nguy cơ lớn nhất ở khâu này là bụi phóng xạ. Bên cạnh đó, hàng chục triệu tấn phế liệu nhiễm chất phóng xạ cũng có thể gây tác động nặng nề.Quặng thải bao gồm tất cả các thành phần khác, trong đó có thôri-230, rađium-226... và cả dư lượng urani nữa. Ngoài ra, quặng thải còn chứa nhiều chất độc như kim loại nặng, asen...

Vì thế, các bãi phế liệu là nguồn phóng xạ độc hại lâu dài. Phải sau mấy trăm ngàn năm, lượng phóng xạ và sự phát sinh khí rađon mới giảm đáng kể. Trong quá khứ, nhiều vụ vỡ đê bảo hộ khiến hàng ngàn tấn bùn và hàng triệu lít nước ô nhiễm tràn ra ngoài, thí dụ như ở Hoa Kỳ năm 1977, 1979 và ở Canađa năm 1984.Sau khi ngừng khai thác, để phòng tai họa cho con người và môi trường, cần phải thu dọn, cải thiện tình trạng ô nhiễm ở mỏ và phân xưởng gia công, cũng như phải quản lý chặc chẽ một lượng phế thải (đá và quặng thải) hạt nhân khổng lồ.

Đây là loài cá từng gây xôn xao ở Hàn Quốc vào năm 2005. Hiện tượng kỳ thú này là do xung quanh khu vực hồ nước ở TP Chongju, nơi phát hiện ra cá chép mặt người có nhiều nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động. "Chất thải nhiễm phóng xạ hạt nhân là nguyên nhân dẫn tới sự đột biến gene của động

Một trong những tác động nguy hiểm nhất của bức xạ ion hóa là sự thiệt hại mà nó gây ra cho ADN trong nhân tế bào. Thay đổi trong ADN nếu xảy ra trong các tế bào sinh sản thì sự đột biến đó có thể truyền qua thế hệ kế tiếp, gây ra khuyết tật hay các bệnh di truyền .

Khi sự cố xảy ra,các chất phóng xạ cực kỳ nguy hiểm sẽ phát tán ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái:nguồn nước,đất,không khí bị nhiễm phóng xạ;các loài động thực vật bị tác động và có thể gây đột biến gen dẫn đến thay đổi loài hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển

Tiếp xúc với dộ phóng xạ cao có thể gây những nguy hiểm nghiêm trọng cho cơ thể, liên qua đến nhiều bệnh lý như đau khớp xương, suy nhược thần kinh, giảm tuổi thọ, thậm chí tử vong.Sự cố hạt nhân không chỉ xảy ra đối với nhà máy điện hạt nhân khi vận hành, mà còn tiềm ẩn nguy cơ khi vận chuyển nhiên liệu hạt nhân; đặc biệt là ở khâu xử lý chất thải hạt nhân (nhiên liệu đã qua sử dụng), có thể gây ô nhiễm môi trường.

4.4/Năng lượng hạt nhân ở Việt Nam:

Nhu cầu tiêu thụ điện trong tương lai của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay. Theo thông tin từ Bộ Công thương, đến năm 2015, cả nước thiếu 8 tỉ kWh điện, đến năm 2020 thiếu từ 36 đến 65 tỉ kWh. Ngay cả khi khai thác hết các nguồn năng lượng tự nhiên không tái tạo như than đá, khí đốt và dầu và đẩy mạnh mua điện của nước ngoài cũng không thể cung cấp đầy đủ và lâu dài cho nhu cầu trong nước. Biện pháp duy nhất để cải thiện tình hình căng thẳng về năng lượng lúc này là phải phát triển điện hạt nhân (ĐHN).

Về nhiên liệu hạt nhân :tổng trữ lượng urani trong một số mỏ và điểm quặng ở Việt Nam rất lớn, tính theo U308 dự báo là 218,167 tấn, trong đó cấp C1 là 113 tấn, cấp C2 là 16.563 tấn, cấp P1 là 15.153 tấn và cấp P2+P3 là 186.338 tấn. Các điểm mỏ quặng có trữ lượng lớn là Bắc Nậm Xe 9.800 tấn cấp C2, Nam Nậm Xe 321 tấn cấp C2, Nông Sơn 546 tấn cấp P1, Khe Hoa- Khe Cao 7.300 tấn các loại… Với trữ lượng này, Việt Nam có thể sử dụng nguồn nhiên liệu tại chỗ để sản xuất điện hạt nhân.Chính vì vậy, các chuyên gia về năng lượng nguyên tử cho rằng việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam là hợp lý trong bối cảnh điện hạt nhân đang trở thành giải pháp thích hợp để thế giới đối mặt với khủng hoảng năng lượng và giảm tải phát thải khí ô nhiễm

Về hạ tầng cơ sở tương đối đầy đủ cũng như nền công nghiệp điện lực đang trên đà phát triển mạnh mẽ, Việt Nam có thể xây dựng và vận hành thành công các nhà máy điện nguyên tử trong tương lai.

Về công nghệ, Việt Nam có nhiều sự lựa chọn, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, nền công nghiệp hạt nhân trên thế giới đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn với những bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu và sản xuất ra thế hệ lò phản ứng tiên tiến ngày càng an toàn và hiệu quả.

Vị trí mà Việt Nam dự định xây dựng nhà máy điện nguyên tử là vị trí đạt được những yêu cầu về an toàn, kinh tế, kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là tên gọi chung của chuỗi hai

nhà máy điện hạt nhân I và II đang trong dự án xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam với tổng công suất trên 4.000 MW. Theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, nhà máy điện hạt nhân I và II sẽ được khởi công vào tháng 12 năm 2014 và hoàn thành vào năm 2022, phát điện vào cuối năm 2020.

Ninh Thuận được đánh giá và đề xuất là :

- Có địa hình thuận lợi nhất gần biển có thể xây dựng cảng, vận chuyển nguyên vật liệu, nước cung cấp xây dựng nhà máy và nước làm mát lò.

- Ngoài ra, các tỉnh phía Nam có nhu cầu tiêu thụ điện lớn và thiếu các nhà máy sản xuất điện.

Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động, điện hạt nhân sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 6-10% sản lượng điện của cả nước

Như vậy :tổng công suất của các nhà máy điện ở Việt Nam khoảng 75.000MW. Trong đó: thủy điện chiếm 23,1%; thủy điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48%; nhiệt điện khí 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%. Năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 146.800 MW, trong đó thủy điện chiếm 11,8%. Thủy điện tích năng chiếm 3,9%, nhiệt điện than 51,6%, nhiệt điện khí 11,8%, điện sử dụng năng lượng tái tạo 9,4%, điện hạt nhân và nhập khẩu 4,8%. Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 .Do đó, trong tương lai nhà máy nhiệt điện sẽ đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu sản xuất điện năng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG (Trang 100 - 113)