4/NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG (Trang 91 - 96)

Cũng giống như trạm năng lượng nhiệt phát điện bằng nhiệt năng từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch,nhà máy năng lượng hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân nguyên tử.Tất cả các lò phản ứng nước được nung nóng để tạo ra hơi nước và sau đó được chuyển thành cơ năng để phát điện.Năm 2007,14% lượng điện trên thế giới được sản xuất từ năng lượng hạt nhân.Năm 2005,năng lượng hạt nhân cung cấp 2,1% nhu cầu năng lượng của thế giới và chiếm khoảng 15% sản lượng điện thế giới, trong khi đó chỉ tính riêng Hoa Kỳ, Pháp, và Nhật Bản sản lượng điện từ hạt nhân chiếm 56,5% tổng nhu cầu điện của ba nước này

Năm 2007, sản lượng điện hạt nhân trên thế giới giảm xuống còn 14%. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do một trận động đất xảy ra năm 2007 ở phía tây Nhật Bản, làm cho nước này ngưng tất cả 7 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa. Một vài nguyên nhân khác như "ngưng hoạt động bất thường" do thiếu nhiên liệu đã xảy ra ở Hàn Quốc và Đức.

Hoa Kỳ sản xuất nhiều năng lượng hạt nhân nhất cung cấp 19% lượng điện tiêu thụ, trong khi đó tỷ lệ điện hạt nhân của Pháp là cao nhất trong sản lượng điện của nước này đạt 78% vào năm 2006. Trong toàn Liên minh châu Âu năng lượng hạt nhân cung cấp 30% nhu cầu điện. Khi so sánh với các quốc gia khác thì Pháp có nhiều nhà máy điện hạt nhân, tổng cộng là 16 tổ hợp đang sử dụng.

Ngày 27 tháng 6 năm 1954, nhà máy điện hạt nhân Obninsk của Liên Xô trở thành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới sản xuất điện hòa vào mạng lưới với công suất không tải khoảng 5 MW điện.

Tuy nhiên,thảm họa lớn quan đến năng lượng hạt nhân khiến dư luận thế giới hồ nghi về tính bền vững và an toàn của điện hạt nhân.

Sự cố hạt nhân,thảm họa hạt nhân Chernobyl, xảy ra vào ngày 26-4- 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine bị nổ. Đây được coi là tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử và duy nhất bị liệt vào mức 7.

Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ bay lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía Tây Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh và phía Đông nước Mỹ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraine, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người.

Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em vì ung thư tuyến giáp và ước tính rằng có khoảng 9.000 người, trong số gần 6,6 triệu, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó…

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(113 trang)