5/NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆNỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG (Trang 48 - 57)

Việt Nam là một nước công nghiệp đang phát triển, nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng tăng. EVN dự báo, nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng khoảng 15% hàng năm. Theo kịch bản của Bộ Công thương, nhu cầu điện sản xuất ở Việt Nam theo phương án cơ sở là 294 tỉ kWh vào năm 2020 và 526 tỉ kWh vào năm 2030.

Để đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển đất nước, bên cạnh xây dựng thêm các nhà máy thủy điện, nhiệt điện khí, phong điện, điện hạt nhân, v.v., thì nhiệt điện than đang được quan tâm hàng đầu. Vì ưu thế cơ bản của nhiệt điện than là giá than ổn định và có thể cạnh tranh với các nguồn nhiên liệu khác, vốn đầu tư ban đầu ít, thời gian xây dựng nhanh, vận hành ổn định. Ở Việt Nam, than lại có trữ lượng khá lớn với hai loại chủ yếu là than antraxit Quảng Ninh và than nâu vùng đồng bằng Bắc Bộ là một lợi thế cho việc phát triển các nhà máy nhiệt điện đốt than.

5.1/Nhà náy nhiệt điện đầu tiên:Nhà máy đèn bờ hồ

Khi mới xây dựng, Nhà máy đèn Bờ Hồ có công suất 250 kW phát điện một chiều, điện áp 240 V, công suất 250 kW chỉ đủ thắp được 525 bóng đèn cho các phố chung quanh hồ Hoàn Kiếm và các dinh thự quan lại. Năm 1895, nhà máy tăng công suất lên 500 kW và đến năm 1903 Nhà đèn Bờ Hồ có tổng công suất là 800 kW. Hai mươi năm sau, năm 1922, Nhà máy đèn Bờ Hồ đạt công suất 1.000 kW, sản lượng điện hằng năm của Nhà đèn khoảng 1 triệu kW giờ. Đồng thời đường dây tải điện 3,3 kV cũng được lắp đặt từ Bờ Hồ đi chợ Mơ, Cầu Giấy và Hà Đông.

Năm 1925 nhà máy điện Yên Phụ được người Pháp khởi công xây dựng năm và hoàn thành năm 1932. Sau năm 1954, Nhà máy là nơi sản xuất điện phục vụ cho thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Tổng công suất Nhà máy là 22.000 kW (hai tổ máy 3.500 kW và hai tổ máy 7.500 kW). Điện được truyền tải từ Nhà máy vào thành phố qua hệ thống cáp ngầm 6 kV và qua trạm biến áp đưa lên lưới điện 35 kV. Vào khoảng năm 1984, Nhà máy không phát điện nữa và chuyển thành Xưởng phát bù và đến năm 1988 thì thôi hẳn. Hiện nay, Nhà máy đã được phá dỡ.

5.2/Nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Nhà máy được đặt tại thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyệnKỳ.Anh.(HàTĩnh). Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có công suất 1.200MW được chia làm hai tổ máy. Đây là nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá có quy mô và công suất lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm này.

Dự án bao gồm phần xây dựng nhà máy chính và xây dựng cảng nhập than có công suất 3 triệu tấn/năm. Nhà máy chính có tổng diện tích khoảng 261,6ha, bao gồm 273ha đất và 48ha diện tích mặt biển.

Nhiên liệu của nhà máy là loại than cám 5 Hòn Gai được vận chuyển vào Hà Tĩnh bằng đường biển.Đây cũng là dự án nhiệt điện than đầu tiên được xây dựng tại khu vực Bắc Trung bộ .Khi đi vao hoạt động,mỗi năm nhà máy sẽ phát lên lưới điện quốc gia khoảng 7,2 tỷ kwh/năm. Nhà máy sẽ hoàn thành và phát điện tổ máy 1 vào quý 3/2012, tổ máy số 2 sẽ được hoàn thành vào quý 1/2013.

Phả lại 1 với 4 tổ máy mỗi tổ 110MW Uông Bí 300 MW Uông Bí mở rộng 330 MW Na Dương 1000 MW Hải Phòng 1-2-3 = 1500 MW Quảng Ninh 1,2 = 1200 MW Quỳnh lập 2400 MW Bà Rịa 388 MW Nghi Sơn 1 -2 = 1800 MW Phú Mỹ 3600 MW Thái Bình 1-2 1800MW Ninh Bình 100 MW Duyên Hải 1-2 1822 MW Long Phú 4400 MW Vĩnh Tân 1-2-3 4400 MW Vũng Áng 1-2-3 4390 MW Ô Môn 2800 MW Cao Ngạn 100 MW Nông Sơn 30 MW Nhơn Trạch 1-2 1162,8 MW Cẩm Phả 1-2 1040 MW Thăng Long 600 MW Kiên Lương 4400 MW Thủ Đức 247 MW Nam Định 2400 MW... MỘT SỐ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆNỞ VIỆT NAM

PHẦN III:

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG (Trang 48 - 57)