III thiết kế hoạt động dạy học –
Bài 32 hợp chất có oxi của clo
I Mục tiêu–
– Biết công thức, tên gọi một số oxit và axit có oxi của clo, quy luật biến đổi tính oxi hoá và độ bền các hợp chất chứa oxi của clo.
– ứng dụng, cách điều chế nớc Gia-ven, muối clorat, clorua vôi.
– Hiểu đợc tại sao clo có các số oxi hoá dơng, tính chất chung của các hợp chất chứa oxi của clo là tính oxi hoá.
II Chuẩn bị–
Hoá chất : Nớc clo, nớc Gia-ven, clorua vôi, giấy mầu, 1 bao diêm, kali clorat. Câu hỏi :
1. Thành phần, tác dụng của nớc Gia-ven, nớc Gia-ven đợc dùng để làm gì ? sử dụng nớc Gia-ven nh thế nào để tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất (càng cụ thể càng tốt) ?
2. Thành phần, tác dụng của clorua vôi ? dùng clorua vôi làm những việc gì ? 3. Thành phần của diêm ? Tại sao que diêm cháy đợc ?
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
GV : Các em đã biết về đơn chất clo, hợp chất của clo với hiđro, muối clorua và hiểu đợc tầm quan trọng của những hoá chất đó đối với cuộc sống của chúng ta, hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về những hợp chất chứa oxi của clo. Chúng là những hoá chất nào ? có cấu tạo và tính chất ra sao ? có ứng dụng gì và làm thế nào để điều chế đợc chúng ?
Hoạt động 2 : Sơ lợc về các oxit và các axit có oxi của clo
GV : Em hãy nêu tên, viết công thức các oxit, axit có oxi của clo.
GV : Hãy xác định số oxi hoá của clo trong các hợp chất đó. Tại sao clo lại có các số oxi hoá đó ?
Đối với HS khá và giỏi GV có thể yêu cầu HS viết CTCT của các oxit, axit có oxi của clo.
GV yêu cầu HS tìm hiểu quy luật biến đổi tính oxi hoá, độ bền, tính axit của các hợp chất axit có oxi của clo.
HS tham khảo tài liệu viết đợc CTPT, tên các oxit, axit có oxi của clo.
HS sẽ xác định đợc số oxi hoá, giải thích đợc clo có số oxi hoá dơng là do độ âm điện của O > Cl.
HS tham khảo SGK rút ra quy luật biến đổi tính oxi hoá, độ bền, tính axit của các hợp chất có oxi của clo.
Hoạt động 3 : Nớc Gia-ven
GV cho HS quan sát dd nớc Gia-ven, giới thiệu cho HS thành phần của dd. - Viết PTHH điều chế nớc Gia-ven ? - Trong công nghiệp điều chế nớc Gia- ven nh thế nào ?
GV : Nớc Gia-ven có tính chất gì ? GV hớng dẫn HS làm thí nghiệm : 1. Dd nớc Gia-ven + giấy màu hoặc vải màu.
2. Dd nớc clo + giấy màu.
GV tổ chức thảo luận kết quả thí nghiệm, hớng dẫn HS giải thích hiện tợng. GV : Nớc Gia-ven đợc dùng để làm gì ? GV : Sử dụng nớc Gia-ven nh thế nào
HS đã học tính chất của clo nên viết đợc PTHH điều chế nớc Gia-ven từ clo và dd NaOH loãng, nguội, kết hợp tham khảo SGK nêu đợc phơng pháp điều chế nớc Gia-ven trong công nghiệp.
HS làm thí nghiệm, quan sát, nêu hiện t- ợng.
Nớc Gia-ven có tính tẩy màu tơng tự nớc clo.
HS giải thích theo dẫn dắt của GV rút ra : nguyên nhân tính tẩy màu của nớc Gia- ven.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
cho có hiệu quả nhất ? các ứng dụng của nớc Gia-ven. HS trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4 : Clorua vôi
GV cho HS quan sát một ít clorua vôi và yêu cầu HS nhận xét về trạng thái, mầu sắc, mùi.
GV : Clorua vôi là sản phẩm của phản ứng giữa Cl2 tác dụng với Ca(OH)2
Viết PTHH điều chế clorua vôi. GV : Phản ứng của clo với vôi có phải phản ứng oxi hoá - khử không ?
GV : Tại sao nói clorua vôi là một muối hỗn tạp ?
GV :
a) So sánh thành phần, cấu tạo của clorua vôi và nớc Gia-ven và cho biết clorua vôi có tính chất gì.
b) Viết PTHH sau :
CaOCl2 + CO2 + H2O → ?
CaOCl2 + HCl → ?
GV : Clorua vôi có ứng dụng gì ? Tại sao trong thực tế clorua vôi đợc sử dụng rộng rãi hơn nớc Gia-ven ?
HS quan sát, nêu nhận xét về clorua vôi (trạng thái, mầu sắc, mùi).
HS tham khảo SGK viết PTHH điều chế clorua vôi.
HS xác định số oxi hoá của các nguyên tố và trả lời câu hỏi.
HS viết CTCT của clorua vôi, xác định số oxi hoá của clo, tham khảo tài liệu và trả lời câu hỏi.
HS tiến hành so sánh thấy rằng nớc Gia-ven và clorua vôi đều là muối của HCl và HClO nên suy ra đợc :
- Clorua vôi cũng có tính oxi hoá mạnh nh nớc Gia-ven.
- Có phản ứng với các axit mạnh hơn giải phóng axit yếu HClO.
Vận dụng hoàn thành 2 PTHH bên.
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
Hoạt động 5 : Muối clorat
GV giới thiệu muối clorat.
GV : KClO3 đợc điều chế bằng cách cho Cl2 tác dụng với kiềm nóng, hãy hoàn thành PTHH sau :
Cl2 + KOH →to KClO3 + KCl + H2O HS hoàn thành PTHH.
Nhận xét về bản chất của phản ứng (phản ứng tự oxi hoá - khử).
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV :
a) Bản chất của phản ứng Cl2 tác dụng với dd kiềm là gì ?
b) Trong công nghiệp, sản xuất KClO3
bằng cách nào ?
GV cho HS quan sát tinh thể KClO3, cho KClO3 vào nớc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về trạng thái ? màu sắc ? tính tan của KClO3.
GV : Viết PTHH khi đun nóng KClO3 có chất xúc tác MnO2, biết phản ứng này đ- ợc dùng để điều chế oxi trong PTN. GV lu ý cho HS về điều kiện phản ứng nh SGK.
GV cho HS quan sát bao diêm, giới thiệu cho HS thành phần hoá chất ở đầu que diêm, ở thành hộp diêm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Tại sao khi quẹt que diêm vào thành hộp thì diêm lại cháy ? GV nhận xét và hớng dẫn HS rút ra kết luận.
GV : Với tính oxi hoá mạnh, KClO3 có những ứng dụng gì ?
HS nhận xét về điểm giống nhau trong cách điều chế muối hipoclorơ và muối clorat là cho Cl2 tác dụng với dd kiềm, phản ứng đều là oxi hoá - khử nội phân tử. HS tham khảo SGK nêu cách điều chế KClO3 trong công nghiệp. HS quan sát tinh thể KClO3, làm thí nghiệm thử tính tan của KClO3 trong n- ớc và trả lời câu hỏi, tham khảo SGK nêu tính chất vật lí của KClO3.
HS viết PTHH phản ứng nhiệt phân KClO3.
HS tham khảo SGK, thảo luận chung trả lời câu hỏi, từ đó HS rút ra kết luận : - KClO3 là hợp chất khá bền (bền hơn n- ớc Gia-ven và clorua vôi).
- KClO3 là chất oxi hoá mạnh, dễ dàng tác dụng với nhiều chất dễ cháy nh P, S, C, bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao.
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
Hoạt động 6 : Tổng kết và vận dụng
HS làm bài tập số 2, 4, 5 SGK.