. Giảm thiểu đầu tư Bảo vệ thị phần tương đối Tiếp tục nếu còn dòng tiền tự Đầu tư có tính phòng
DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU SỐ 7 2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty bao gồm: Quyết định phương án chiến lược kinh doanh của Công ty, số cổ phần, các loại chứng khoán, sở hữu vốn, quyết định mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các quyền khác theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ của Công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm thực hiện chức năng điều hành quản lý Công ty giữa hai nhiệm kỳ Đại hội cổ đông.
Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến Nghị quyết Đại hội cổ đông đã được thông qua cũng như các vấn đề quan trọng khác trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là ba năm.
- Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ ba năm. Ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động quản lý, điều hành kinh doanh của Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc. Kiểm tra việc chấp hành điều lệ và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc sản xuất, phó tổng giám đốc kinh doanh.
Tổng giám đốc là người đại diện Công ty trước pháp luật, thay mặt Công ty quản lý toàn bộ tài sản và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của nhà nước và theo quy chế phân cấp của Hội đồng quản trị.
- Các phòng ban nghiệp vụ: Phòng kỹ thuật xây lắp, phòng kỹ thuật cơ điện và công nghệ, phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và đầu tư, phòng tổ chức lao động, văn phòng.
- Các đơn vị trực thuộc:
. Nhà máy Gốm granite COSEVCO 7
. Xí nghiệp khai thác và nghiền sàng đá xây dựng.
. Chi nhánh xây dựng Đà Nẵng. . Chi nhánh xây dựng Quảng Bình. . Xí nghiệp xây dựng số 1.
. Xí nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng. . Xí nghiệp thương mại và dịch vụ.
. Các tổng kho của Công ty tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng: Thực hiện chức năng trung chuyển, phân phối sản phẩm gạch granite và ngói màu của Công ty đến với các tổng đại lý, đại lý khu vực.
* Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật của nhà nước, điều lệ hoạt động của Công ty, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Điều hành chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính, tổ chức lao động tiền lương, hành chính, công nghệ.
* Phó tổng giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm giúp tổng giám đốc quản lý điều hành điều độ sản xuất, trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật cơ điện và công nghệ, phòng kỹ thuật xây lắp thực hiện đúng chức năng của mình.
* Phó tổng giám đốc kinh doanh: Thay mặt tổng giám đốc ký duyệt phiếu yêu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất tại Nhà máy, trực tiếp và chỉ đạo phòng kế hoạch đầu tư, phòng kinh doanh lậûp kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, tổ chức hệ thống đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc.
* Phòng kỹ thuật cơ điện và công nghệ: Có nhiệm vụ lập quy trình công nghệ, thực hiện các bài phối liệu để sản xuất các mẫu mã sản phẩm, quản lý sản xuất theo đúng quy trình đã được duyệt. Phân tích kiểm nghiệm, kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, thiết kế mẫu mã sản phẩm mới, quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Điều độ sản xuất, quản lý và bảo dưỡîng hệ thống máy móc thiết bị, quản lý công tác an toàn lao động, quản lý định mức tiêu hao nhiên liệu như gaz, dầu, điện, nước ...., quản lý công tác sáng kiến cải tiến áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Phòng kế hoạch đầu tư: Lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm nguồn vật tư đảm bảo phục vụ công tác xây lắp, sản xuất công nghiệp. Lập định mức các khoản chi phí, giá thành kế hoạch sản phẩm. Phối hợp các phòng ban chức năng khác thực hiện điều độ sản xuất. Lập kế hoạch và chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ vật tư theo yêu cầu sản xuất, chủ trì chào thầu, đấu thầu mua bán vật tư thiết bị, quản lý hệ thống kho tàng vật tư trong toàn Công ty.
* Phòng kinh doanh: quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường và lập phương án tiêu thụ hợp lý. Tổ chức và quản lý mạng lưới tổng
kho, đại lý, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu, đềö xuất và quản lý giá tiêu thụ tại các khu vực thị trường, đề ra kế hoạch chính sách bán hàng và tiếp thị.
* Phòng tổ chức lao động: Quản lý và tiếp nhận điều động nhân lực phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh, nghiên cứu cải tiến mô hình và cơ cấu tổ chức kinh doanh cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Công ty.
* Văn phòng: quản lý điều hành công tác văn thư, hành chính, lưu trữ, công tác đối ngoại, công tác đời sống, ăn ca, y tế, cây xanh ...
* Phòng kế toán tài chính: Quản lý điều hành các hoạt động tài chính kế toán và tổ chức thực hiện công tác hạch toán kinh tế theo đúng luật kế toán thống kê của nhà nước. Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch nguồn vốn và tạo nguồn vốn, tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý toàn bộ vốn tài sản của Công ty. Thực hiện đầy đủ thanh quyết toán, trích nộp ngân sách và các chế độ tài chính khác, chủ trì công tác kiểm kê, thực hiện cấp phát vật tư theo yêu cầu sản xuất.
* Phòng kỹ thuật xây lắp: Lập dự toán đấu thầu, chủ trì nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành các công trình. Kiểm tra tiến độ xây lắp, biện pháp thi công và giám sát về mặt kỹ thuật các công trình.
Ngoài cơ cấu tổ chức như trên, tuỳ theo tình hình thực tế của đơn vị mà có thể thành lập thêm các ban, bộ phận để thực hiện một số công việc trong một thời gian nhất định nào đó, các ban, bộ phận
này có thể trực thuộc các phòng, phân xưởng hay Ban tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo.
Các đơn vị trực thuộc, tuỳ theo phương thức tổ chức sản xuất của mình để tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp, cơ cấu này được Công ty phê duyệt trên cơ sở đề xuất của đơn vị.
Khi có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, Ban tổng giám đốc sẽ trình Hội đồng quản trị về phương án thay đổi, trên cơ sở phương án này, Hội đồng quản trị sẽ ra quyết định thành lập hay giải thể đơn vị đó theo như điều lệ Công ty quy định.
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (Năm người)