Lược sử nghiên cứu:

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học '''' thiên văn vô tuyến '''' (Trang 97 - 99)

Nhờ Sử dụng kính thiên văn vô tuyến phát hiện được những bước sóng vô

tuyến các nhà thiên văn đã phát hiện những phân tử trong môi trường giữa các saọ

Các hạt nhân của những nguyên tử nhẹ như hydrogen và helium được tạo ra

ngay sau vụ nổ Big Bang. Những nguyên tử nặng hơn và những phân tử được điều

chế về sau, trong lòng các vì saọ Khi đốt hết nhiên liệu hạt nhân hydrogen và

helium, ngôi sao phun ra môi trường giữa các sao, bụi và khí trong đó có đủ loại

phân tử, kể cả phân tử hữu cơ. Hiện nay, hơn một trăm phân tử đã được phát hiện

trong Ngân Hà dưới dạng khí, từ oxyd carbon (CO), hydroxyle (HO), hơi nước

(H2O), tới những phân tử hữu cơ phức tạp như acid HCOOH, amin CH3NH2, rượu

C2H5OH, aldehyd CH3CHO v.v.. (Bảng 4.1). Sự hiện diện của những phân tử hữu cơ, nhất là acid và amin, thúc đẩy các nhà thiên văn tìm kiếm acid amin trong Vũ

Acid amin đơn giản nhất là glycin phân tử cơ bản trong cơ thể sinh vật dùng

để điều chế các chất hữu cơ khác như chất đường (glucose). Các nhà thiên văn vô

tuyến dùng kính thiên văn vô tuyến 30 met đường kính của Viện Thiên văn Pháp-

Đức IRAM (Institut de Radio Astronomie Millimétrique) đặt trên đỉnh dãy núi Sierra Nevada ở vùng Andalusia (Tây Ban Nha), một trong những kính lớn hoạt động trên những bước sóng milimet để quan sát phân tử glycin. Tìm kiếm được acid

amin trong Vũ trụ là một sự kiện vô cùng quan trọng, không những về mặt khoa học

mà cả về mặt triết học, vì acid amin đóng vai trò trung tâm trong những vấn đề liên

quan đến nguồn gốc của sự sống.

Năm 1985 và 1986, Nguyễn Quang Riệu sang Đại học Berkeley (California) để cộng tác và sử dụng hệ giao thoa BIMA (của Đại học Berkeley, Illinois và Maryland) quan sát một số phân tử và tìm hiểu được cơ chế hóa học cấu tạo ra

những phân tử trong vỏ những ngôi saọ

Những photon tử ngoại trong môi trường kế cạnh ngôi sao, ion hóa một số

phân tử. Ion tổng hợp với những phân tử trung hòa để tạo ra những phân tử hữu cơ

phức tạp. Lần đầu tiên, họ đã quan sát thấy hiện tượng "quang ion hóa"

(photoionization) tỏ ra rất quan trọng trong quá trình hóa học xung quanh những

ngôi saọ

Năm 1987, Giáo sư Nguyễn Quang Riệu cộng tác với các nhà thiên văn Nhật

Bản và phát hiện được những phân tử, như hydrocarbon C2H, C4H và ion HCỢ

Những kết quả này giúp họ tìm hiểu thêm về quá trình tiến hóa của các ngôi sao

trong Dải Ngân Hà.

4.5.2.Mục đích nghiên cứu :

Nhân của các thiên hà có nhiều bụi và khí. Đây cũng là nôi của những ngôi

sao thế hệ trẻ, hãy còn nằm trong những đám khí trộn lẫn với bụị Do đó, môi trường này có những điều kiện lý hóa thuận lợi cho sự tổng hợp các phân tử. Sử

dụng kính thiên văn, các nhà thiên văn đã quan sát thấy một số phân tử hữu cơ, trong đó có acid HNCO, phát hiện được lần đầu tiên trong những thiên hà với tham

vọng sẽ tìm ra một hành tinh khác có thể thay thế trái đất nuôi sống con ngườị

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học '''' thiên văn vô tuyến '''' (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)