Áp dụng: Có thể áp dụng lý thuyết này bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập đầy đủ Kinh tế đầu tư I, II - KTQD K51 thầy Hùng (Trang 29 - 36)

Chính sách tài chính tiền tệ sẽ có ảnh hưởng lớn đầu tư. Chẳng hạn, nếu lãi suất giảm, giá trị của chứng khoán sẽ tăng (vì giá của trái phiếu và lãi suất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch). Giá trị thị trường của các chứng khoán của doanh nghiệp tăng sẽ làm cho q tăng, từ đó làm tăng vốn đầu tư.Sự thay đổi về thuế thu nhập của doanh nghiệp cũng làm cho q thay đổi. Nếu thuế thu nhập giảm, q sẽ tăng, và từ đó làm tăng vốn đầu tư.

*) Chính sách tài khóa và tiền tệ của VN gđ 2008-2011 ảnh hưởng đến đầu tư của VN

- Đầu 2008: Đưa ra thắt chặt cả tài khóa và tiền tệ, cắt giảm đầu tư công, ko cho vay dễ dãi với các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và các dự án không có hiệu quả (tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu kho bạc)  giảm cung tiền  lãi suất tăng 

khó tiếp cận

- Cuối 2008: Lạm phát bị khống chế, suy giảm quá đà  Xuất khẩu giảm  tăng trưởng giảm  đầu tư không được kích thích do dư thừa ứ đọng

 1 loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng: DN vừa và nhỏ 20% bị phá sản, 60% khó khăn, ngưng đọng. Làng nghề có 50% bị ngừng hoạt động.

- Đầu 2009: Chính sách kích thích nền kinh tế

+ 12/08: 8 biện pháp kích cầu đầu tư, 4 biện pháp kích cầu tiêu dùng

+ 4/9: tăng trưởng kinh tế vẫn giảm  gói kích cầu thứ 2  hỗ trợ lãi suất 4% cho các DN

Tăng trưởng đc cải thiện, tình hình DN đỡ khó khăn hơn

- 2010: Lạm phát 2 con số (20%), nguyên nhân do đầu tư ồ ạt năm 2009 - cuối 2010, đầu 2011: Thắt chặt

+ Cắt giảm đầu tư công, kiên quyết giảm chi thường xuyên 10%, rà soát và đánh giá các dự án  cuối năm cắt được 8000 tỷ

+ Chính sách tiền tệ thắt chặt khống chế tăng trưởng tín dụng, ko cấp tín dụng cho bất động sản, chứng khoán  lạm phát được khống chế, bđs và ck đóng băng

- Đầu 2012: Tháng 1+2: CPI ở mức thấp (0,9%;1,5%)  nguy cơ giảm phát  giảm đầu tư: 49000 doanh nghiệp khó khăn, phá sản và ngưng hoạt động, nếu như vẫn tiếp tục thắt chặt thì con số này là 6000

Câu 7: Nguồn vốn đầu tư là gì? Bản chất nguồn vốn đầu tư?

 Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa hành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.

 Bản chất nguồn vốn đầu tư: phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế huy động được để đưa vào tái sản xuất xã hội; được chứng minh trong kinh tế học cổ điển, kt học Mác-Lê Nin, kt học hiện đại.

1) KTH cổ điển: (Adam Smith)

Tiết kiệm là nguyên nhân sinh ra gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm, từ đó vốn tăng lên.

Ba nhóm chủ thể: (1) người lao động, làm thuê; (2) tự làm cho mình; (3) doanh nghiệp: tạo ra việc làm cho mình và người khác.

2) KTH Mác – Lênin: quan điểm kinh tế chính trị Nền kinh tế gồm 2 khu vực:

- Khu vực II: Sản xuất tiêu dùng Cơ cấu tổng giá trị từng khu vực:

c: phần tiêu hao vật chất ; (v+m): phần giá trị mới sáng tạo ra

Nền kinh tế có tích lũy để đưa vào đầu tư, tái sản xuất mở rộng khi đảm bảo: a) (v+m)I > c II

 (c+v+m)I > c I + c II

Ý nghĩa: Tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không những bù đắp phần tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế mà còn dư thừa để có thể đầu tư làm tăng quy mô sản xuất ở quá trình sản xuất tiếp theo.

b) (c+v+m) II < (v+m)I + (v+m)II

Ý nghĩa: Toàn bộ giá trị mới ở hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản xuất ra của khu vực II. Khi đó, nền kinh tế có dư một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng, tăng quy mô vốn đầu tư.

=> Con đường tái sản xuất mở rộng theo quan điểm của Mác là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả hai khu vực sản xuất và tiêu dùng.

3) KTH hiện đai: Quan điểm của Keynes a. Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư

Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng => Đầu tư = Tiết kiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất phát từ tính chất song phương của các giao dịch: nhà sản xuất & người tiêu dùng. Thu nhập là chênh lệch giữa doanh thu từ bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với tổng chi phí. Toàn bộ sản phẩm bán ra lại được bán cho người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất khác. Đầu tư hiện hàng lại bằng phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Do vậy phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng (tiết kiệm) = phần gia tăng năng lực sản xuất mới trong kỳ (đầu tư)

b. Xét chung trong nền kinh tế do tại mọi thời điểm đều tồn tại chủ thể có tích lũy nhưng không có đầu tư hoặc chủ thể chưa tích lũy nhưng có khả năng đầu tư 

thỏa mãn nhu cầu qua trung gian tài chính. (VD: doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu…)

CA = S – I

CA: tài khoản vãng lai; S: tiết kiệm; I: đầu tư

• S > I: vốn có thể chuyển ra nước ngoài để thực hiện đầu tư

Trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư vốn cho nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Câu 8. Các nguồn vốn đứng trên góc độ vĩ mô? Đặc điểm mỗi nguồn.

Đặc điểm mỗi nguồn

1. Nguồn vốn đầu tư trong nước

1.1 Nguồn vốn nhà nước

a) Vốn ngân sách nhà nước

Là nguồn chi của NSNN cho hoạt động đầu tư. Là nguồn quan trọng trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mỗi quốc gia, sử dụng cho các dự án bao gồm:

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ; quốc phòng, an ninh; hỗ trợ dự án của doanh nghiệp cần nhà nước đầu tư; lập và thực hiện dự án quy hoạch tổng thể vùng, lãnh thổ, đô thị - nông thôn.

b) Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước

- Là nguồn vốn phát triển cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Trước 1990, chưa được sử dụng như công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế. Giai đoạn 1991-2000. nv đã có mức tăng trưởng đáng kể, có vị trí lớn trong chính sách đầu tư của nhà nước.

- Tác dụng:

+ Giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Tuân theo cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng vốn đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay  Chủ đầu tư cân nhắc cẩn trọng sử dụng vốn tiết kiệm. Vốn tín đụng đtpt nhà nước là hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng với các

dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

+ Phục vụ công tác quản lý và điều tiết vĩ mô. Nhà nước khuyến khích phát triển ktxh của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược thông qua nguồn tín dụng đầu tư.  thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế

+ Mục tiêu phát triển ktxh. Khuyến khích pt vùng kinh tế khó khăn, xóa đói giảm nghèo.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. c) Vốn doanh nghiệp nhà nước

- Gồm: khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại của doanh nghiệp nhà nước.

(Theo Bộ KHĐT thường chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội )

- Mục đích: đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.

- Bao gồm: tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của doanh nghiệp dân doanh; các hợp tác xã. (Theo Bộ KHĐT, tiết kiệm trong dân cư và doanh nghiệp dân doanh chiếm khoản 15% GDP).

- Nv trong dân cư phụ thuộc thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Quy mô tiết kiệm phụ thuộc: trình độ pt đất nước; tập quán tiêu dùng; chính sách thuế và trợ cấp.

- Tác dụng:

+ Vai trò trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải ở địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phần tích lũy của doanh nghiệp đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của xã hội.

+ Nhiều hồ gia đình là đơn vị kinh tế năng động trong thương mại, dịch vụ, sx nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.  Là một trong những nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.

2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

2.1 Nv ODA

- Là nguồn vốn pt do các tổ chức quốc tế, tài chính nước ngoài cung cấp. Mục tiêu tài trợ cho các nước đang phát triển. ODA có tính ưu đãi nhiều hơn các nguồn vốn khác (về lãi suất, thời hạn cho vay, khối lượng vay và có yếu tố ko hoàn lại chiếm khoảng 25%).

- Việt Nam: nv ODA được ưu tiên cho lĩnh vực giao thông vận tải; phát triển nguồn điện, mạng lưới chuyển tải và phân phối điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn gồm thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp kết hợp xóa đói giảm nghèo; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường…

2.2 Nv tín dụng từ ngân hàng thương mại quốc tế

Ưu điểm Nhược điểm

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập đầy đủ Kinh tế đầu tư I, II - KTQD K51 thầy Hùng (Trang 29 - 36)