Lý thuyết quỹ đầu tư nội bộ

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập đầy đủ Kinh tế đầu tư I, II - KTQD K51 thầy Hùng (Trang 26 - 27)

I = f (Π) Π: Lợi nhuận thực tế

- Do đó, dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn. Vì lợi nhuân cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mức đầu tư sẽ cao hơn.

- Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm:

+ Nguồn vốn nội bộ của doanh nghệp (if): Lợi nhuận giữ lại, tiền trích khấu hao,

+Nguồn vốn bên ngoài (ef): Phát hành trái phiếu và bán cổ phiếu, vay ngân hàng và các tổ chức tài chính

- Ưu điểm: Giải thích được vì sao các doanh nghiệp lại giảm thuế TNDN để giữ lại nhiều lợi nhuận và tăng đầu tư

- Nhược điểm: Dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn,nên các dự án mang tính chất phúc lợi xã hội sẽ ít được quan tâm đề cập nhiều.

- Khả năng áp dụng: Theo lí thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, mà tăng lợi nhuận có nghĩa là tăng quỹ nội bộ. Có thể áp dụng lý thuyết với chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Lí do vì khi doanh nghiệp đi vay vốn bên ngoài sẽ dẫn tới lãi suất tăng và làm tăng chi phí của doanh nghiệp, nếu phát hành cổ phiếu thì sẽ phải chấp nhận bị chia lợi ích, tỷ phần (quyền lợi và tiếng nói) của các cổ đông sẽ bị giảm xuống. Do đó, các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và chính sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn. Đầu tư gia tăng phụ thuộc vào lợi nhuận giữ lại sau khi nộp thuế hoặc chia cổ tức.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập đầy đủ Kinh tế đầu tư I, II - KTQD K51 thầy Hùng (Trang 26 - 27)