VIII. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang cuối kỳ
3. Kế toán chi phí sản xuất chung
3.2.2. Một số giải pháp
- Quá trình sản xuất sản phẩm tại Công ty gồm 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất tạo ra BTP và giai đoạn thứ hai tạo ra thành phẩm. Chi phí liên quan đến giai đoạn nào kế toán tập hợp riêng cho giai đoạn đó theo các khoản mục chi phí phát sinh nhằm tính giá thành BTP và thành phẩm. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành BTP của Công ty là hoàn toàn có thể thực hiện được vì trong quá trình sản xuất ra BTP, tổ luyện cũng phải tiêu hao chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Để khắc phục hạn chế trong việc hạch toán chi phí sản xuất ở các xí nghiệp phụ trợ, Công ty nên hạch toán chi phí sản xuất này theo từng khoản mục giống như việc hạch toán chi phí sản xuất ở các XNCS chính và kế toán cần xác định chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để hạch toán vào các tài khoản có liên quan.
- Để phân biệt chi phí hơi nongskhis nén một cách chính xác, Công ty nên trang bị đồng hồ đo hơi nước khí nén cho từng XNSX chính để có thể xác định một
cách chính xác số kg hơi nóng và số m3 khí nén mà các xí nghiệp sử dụng cho sản
xuất. Sau đó, kế toán tính ra chi phí hơi nóng khí nén sử dụng ở từng XNSX chính như sau: Chi phí hơi nóng sử dụng tại XNCS i = Tổng số kg hơi nóng sử dụng tại XNCS i x Chi phí đơn vị 1 kg hơi nóng Chi phí khí nén sử dụng tại XNCS i = Tổng số m3 khí nén sử dụng tại XNCS i x Chi phí đơn vị 1m3 khí nén - Công ty Cao su Sao Vàng không phân biệt SPH trong định mức hay ngoài định mức. Toàn bộ giá trị SPH không thể sửa chữa được điều vào tổng GTSP. Cách hạch toán như vậy sẽ làm cho tổng GTSP tăng lên và không phát huy trách nhiệm của công nhân. Chi phí SPH trong định mức kế toán tính vào tổng GTSP là hoàn toàn đúng với chế độ kế toán nhưng cũng cần quy trách nhiệm bồi thường để nâng cao tinh thần tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
- Công ty sớm đưa chương trình kế toán máy áp dụng trong công tác kế toán là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Tuy nhiên hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ đang áp dụng tại Công ty lại gây khó khăn trong việc áp dụng phần mềm kế toán, đó là việc khó hoá mã trên máy. Chính vì vậy Công ty nên sớm hoàn thiện phần mềm kế toán phục vụ tốt hơn nữa công tác kế toán tại Công ty để phù hợp với hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ và giảm bớt khối lượng làm việc thủ công của nhân viên kế toán.
Kết luận
Trong cơ chế thị trường, các nhà quản lý phải thường xuyên, liên tục quyết định những công việc phải làm bằng cách gì và đạt kết quả ra sao. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng mang tính thực tế cao trong quá trình tạo ra lợi nhuận cũng như ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vè. Trong báo cáo, em đã đi sâu vào lý luận và thực tiễn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất.
Trong quá trình sản xuất - kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quan tâm việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nó là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, xác định thu nhập của doanh nghiệp và phấn đấu mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cao su Sao Vàng, em đã nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở lý luận đã học cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Quý và các cô, chú, anh, chị trong phòng Tài chính - Kế toán em đã hoàn thành tốt đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao Vàng".
Với sự hiểu biết còn hạn chế, khoá luận của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo và các cô, chú, anh, chị trong phòng Tài chính - Kế toán để khoá luận của em đạt chất lượng tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu kế toán của trường Trung học Kinh tế Hà Nội.
2. Các tài liệu tham khảo của Công ty Cao su Sao Vàng.
3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp sản xuất.
Mục lục
lời mở đầu ... 1
Chương I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ... 4
I. đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp ... 4
II. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại Chi phí sản xuất chủ yếu ... 4
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất ... 4
1.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu ... 4
III. ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ... 5
IV. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm ... 6
1. Khái niệm giá thành sản phẩm ... 6
2. Phân loại giá thành sản phẩm (gồm hai cách) ... 6
V. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm ... 7
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ... 7
2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. ... 7
VI. nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ... 8
VII. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ... 9
1. Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng... 9
2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ... 10
VIII. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang cuối kỳ .. 17
1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL, VL trực tiếp ... 17
2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương ... 17
Chương II: Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cao su sao vàng ... 19
2.1. Đặc điểm chung của công ty cao su sao vàng. ... 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. ... 19
2.1.2. Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty. ... 21
2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cao su Sao Vàng. ... 24
2.2. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty Cao su Sao Vàng. ... 31
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuât và đối tượng tính giá thành sản phẩm. ... 31
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty. ... 31
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. ... 32
2.2.3.2. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí. . 32
3. Kế toán chi phí sản xuất chung ... 36
2.2.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất ... 54
2.2.5. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang ... 54
2.2.6. Phương pháp tính giá thành tổng sản phẩm ... 54
Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su sao vàng ... 58
3.1. Đánh giá tình hình công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su sao vàng. ... 58
3.1.1. Kết quả đạt được. ... 58
3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán. ... 58
3.1.1.2. Về hệ thống sổ sách, chứng từ. ... 59
3.1.1.3. Về phương tiện làm việc. ... 59
3.1.1.4. Về công tác kế toán tập hợp CFSX và tính GTSP. ... 59
3.1.1.5. Về hình thức trả lương... 60
3.1.1.6. Về công tác kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. ... 60
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su sao vàng ... 60
3.2.1. Phương hướng. ... 60
3.2.2. Một số giải pháp ... 62
Kết luận ... 64
Bảng số 6b:
Nhật ký chứng từ số 7
Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Tháng 12 năm 2004 Đơn vị tính: đồng STT Tên các TK chi phí SXKD
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh Luân chuyển nội bộ không tính vào CP SXKD Tổng cộng chi phí NVL CCDC T. lương và các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ KH TSCĐ CP dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Cộng 1 TK 154 2 TK 621 143.648.326 143.648.326 143.648.326 3 TK 622 92.789.499 11.602.508 104.392.007 104.392.007 4 TK 627 2.228.969 612.354 6.017.499 914.375 15.099.740 6.213.500 3.321.400 34.407.837 34.407.837
5 TK 641 29.028.126 13.526.240 1.997.305 1.607.119 46.158.780 46.158.780 6 TK 642 32.120.700 39.722.430 6.004.422 835.100 78.682.652 78.682.652 7 Cộng trong tháng 8 Luỹ kế từ đầu năm Bảng số 7b:
Bảng tính giá thành săm xe đạp 37 - 584 EFV (650 đen) L
Tháng 12 năm 2004
Số lượng: 3.000 chiếc
Đơn vị tính: đồng
khoản chi phí Trị giá sản phẩm dở dang đầu tháng Chi phí sản xuất trong kỳ Trị giá sản phẩm dở dang cuối tháng Tổng giá thành Giá thành đơn vị
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.000.000 4.565.359 6.565.359 2188,45
- Chi phí nhân công trực tiếp 9.782.535 9.782.535 3260,84
- Chi phí sản xuất chung 4.129.057 4.129.057 1376,35
Cộng 2.000.000 18.476.951 20.476.951 6825,65