IV. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
Tiết 10 THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT A Mục tiêu
A. Mục tiêu
- Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit, axit.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học, giải các bài tập thực hành hóa học
- Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học.
B. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
a. Thí nghiệm: 4 nhóm
- Dụng cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thủy tinh, lọ thủy tinh , đèn cồn, muỗng sắt, kẹp gỗ, đế sứ, nút nhám, ống hút
- Hóa chất: CaO, H2O, Photpho đỏ, dd HCl, dd H2SO4, ddNa2SO4, ddBaCl2, Quỳ tím, phenolphtalein
- Cách tiến hành: TN1: Cho CaO vào cốc, cho nước vào, cho quỳ tím (phenolphtalein)
TN2: Hơ nóng muỗng P đỏ, cho vào lọ rộng miệng, rót nước vào khi P cháy hết, lắc nhẹ cho giấy quỳ tím vào TN3: Dụng quỳ tím → Na2SO4; Dùng BaCl2 → H2SO4
b. Chuẩn bị trước: Vẽ sơ đồ nhận biết
2. Chuẩn bị của học sinh
C. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nêu tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, axit?
3. Nội dung bài thực hành a. Nêu vấn đề
Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 30’ 8’ 8’ 14’ 7’
Hoạt động 1: Tiến hành các thí nghiệm
1. Tính chất hóa học của oxit
a. Thí nghiệm 1: Phản ứng của CaO với nước * GV hướng dẫn HS các nhóm làm thínghiệm1:
- Cho mẫu CaO bằng hạt ngô vào cố, sau đó thêm dần 1 → 2ml nước → Quan sát hiện tượng.
- Cho quỳ tím vào dung dịch thu được → nhận xét sự thay đổi màu của quỳ tím? Vì sao?
- Kết luận về tính chất hóa học của CaO và viết PTPƯ? b. Thí nghiệm 2: Phản ứng của P2O5 với nước
* GV hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm 2
- Đốt một ít P đỏ khỏng bằng hạt đậu xanh sau đó cho vào bình thủy tinh miệng rộng, cho 3 ml nước vào bình, lắc nhẹ → quan sát hiện tượng?
- Cho quỳ tím vào dung dịch thu được → Nhận xét sự thay đổi màu của quỳ? - Kết luận về tính chất hóa học của P2O5 và viết PTPƯ?
2. Nhận biết các dung dịch Thí nghiệm 3:
* Hướng dẫn các nhóm Hs làm thí nghiệm 3 - Phân loại dung dịch đã cho? Gọi tên?
-
- Làm thí nghiệm và nhận xét hiện tượng: CaO nhão ra p/ư tỏa nhiều nhiệt
- Quỳ tím → xanh (dd thu được là bazơ)
- CaO có tính chất hóa học của oxit bazơ: CaO + H2O → Ca(OH)2
- Làm thí nghiệm và nhận xét hiện tượng: P cháy tạo thành những hạt nhỏ màu trắng, tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt.
- Quỳ tím → đỏ (dd thu được là axit)
- P2O5 có tính chất hóa học của một oxit axit 4P + 5 O2 →to 2P2O5
P2O5 + 3 H2O → 2H3PO4
Axit: HCl: Axit clohiđric; H2SO4: axit sunfuric Muối: Na2SO4: Natri sunfat
- Dựa vào đâu để phân biệt được 3 chất? - Tính chất nào?
- Nêu cách làm và tiến hành thí nghiệm?
- GV lập sơ đồ nhận biết rồi hướng dẫn HS nhận biết theo sơ đồ - Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm 3
Hoạt động 2: II. Viết bảng tường trình
- Nhận xét ý thức thái độ các nhóm trong giờ thực hành, kết quả thực hành của các nhóm
- Hướng dẫn các nhóm thu dọn vệ sinh, rửa trả dụng cụ
- Tính chất khác nhau của 3 loại hợp chất - Dung dịch axit làm quỳ tím → đỏ - H2SO4 kết tủa với BaCl2
- Các nhóm làm thí nghiệm
BaCl2(dd) + H2SO4(dd) → HCl(dd) + BaSO4(r)
- Viết kết qủa thí nghiệm theo mẫu đã phát